Từ Ngày 01/11/2018 Doanh Nghiệp Bắt Buộc Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử

Theo nghị định 119/2018/NĐ-CP, nghị định mới nhất của Chính phủ yêu cầu các hộ kinh doanh, doanh nghiệp phải chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày 01/11/2018.

Từ Ngày 01/11/2018 Các Doanh Nghiệp Phải Bắt Buộc Sử Dụng Hóa Đơn Điện Tử

Từ ngày 01/11/2018 doanh nghiệp phải bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Theo Nghị định mới nhất của Chính phủ, quy định hộ kinh doanh và doanh nghiệp phải chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử trong vòng 24 tháng bắt đầu từ ngày 01/11/2018. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều khoản đáng lưu ý của Nghị định.

Đối Tượng Áp Dụng Nghị Định 119/2018/NĐ-CP:

Theo Điều 2 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP vừa mới ban hành ngày quy định đối tượng áp dụng gồm các cá nhân, tổ chức sau:

1/ Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
  • Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
  • Tổ chức khác;
  • Hộ, cá nhân kinh doanh;

2/ Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ;

3/ Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

4/ Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

Từ ngày 01/11/2018 doanh nghiệp phải bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Theo Điều 5 Của Quy Định Mới Hóa Đơn Điện Tử Gồm Những Loại Sau:

1/ Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

2/ Hóa đơn bán hàng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

3/ Các loại hóa đơn khác, gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này,

4/ Hóa đơn điện tử quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.

Nội Dung Của Hóa Đơn Điện Tử Theo nghị Định Mới

Theo Điều 6 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ yêu cầu nội dụng hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện. Dịch vụ kế toán trọn đời của công ty luật StartupLand sẽ tư vấn chi tiết về vấn đề này cho doanh nghiệp.

1 Hóa đơn điện tử có các nội dung sau:

  • a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn;
  • b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
  • c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua (nếu người mua có mã số thuế);
  • d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng;
  • đ) Tổng số tiền thanh toán;
  • e) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán;
  • g) Chữ ký số, chữ ký điện tử của người mua (nếu có);
  • h) Thời điểm lập hóa đơn điện tử;
  • i) Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
  • k) Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

2/ Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể các nội dung hóa đơn điện tử và các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có đủ những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Từ ngày 01/11/2018 doanh nghiệp phải bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Yêu Cầu Về Việc Bảo Quản, Lưu Trữ, Tiêu Hủy Hóa Đơn Điện Tử

Theo Điều 11 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP về việc bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy hóa đơn điện tử. Cụ thể thì Điều 11 quy định những nội dung sau:

1/ Hóa đơn điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử;

2/ Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ của mình;

3/ Lưu trữ hóa đơn điện tử phải đảm bảo:

  • a) Tính an toàn bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ;
  • b) Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán;
  • c) In được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu.

4/ Hóa đơn điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, nếu không có quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được tiêu hủy. Việc tiêu hủy hóa đơn điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các thông điệp dữ liệu hóa đơn chưa được tiêu hủy và hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.

Nghị định 119/2018/NĐ-CP có nhiều điều khoản quy định về việc chuyển đổi hóa đơn điện tử. Các hộ kinh doanh, doanh nghiệp lưu ý để tránh những trường hợp sai sót, để việc kinh doanh ổn định và thuận tiện ơn. Để nhận tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ công ty luật StartupLand – Nơi khởi đầu thành công của mọi doanh nghiệp.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version