THUẾ VÃNG LAI – NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT

Trong các hoạt động liên quan đến xây dựng, xây lắp, bất động sản,… chúng ta thường bắt gặp khái niệm Thuế vãng lai. Vậy đây là loại thuế gì? Bạn đã nắm rõ các vấn đề liên quan đến loại thuế này chưa? Sau đây, hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về loại thuế này nhé!

THUẾ VÃNG LAI

Thuế vãng lai

Khái niệm

Theo quy định tại điểm 1.4, mục II, phần B Thông tư 60/2007/TT-BTC, Thuế vãng lai (hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng vãng lai ngoại tỉnh) có các đặc điểm sau:

  • Phát sinh trong quá trình kinh doanh ngoại tỉnh.
  • Liên quan đến các hoạt động xây dựng, kinh doanh, xây lắp, chuyển nhượng bất động sản,…
  • Không có trụ sở hoặc đơn vị phụ thuộc tại địa phương đang có hoạt động kinh doanh ngoại tỉnh.
  • Được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào tại nơi đặt trụ sở chính.

Mức thuế suất

Thuế suất 1%: Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT 5% trên doanh thu.

Thuế suất 2%: Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT 10% trên doanh thu .

Các bước kê khai thuế vãng lai

CÁCH THỨC KÊ KHAI THUẾ VÃNG LAI

Tờ khai thuế GTGT kinh doanh ngoại tỉnh (05/GTKT)

Đối tượng kê khai

Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, xây lắp, bất động sản tại địa phương khác và không lập đơn vị trực thuộc tại địa phương.

Doanh thu bao gồm VAT trên 1 tỷ (ngoại trừ chuyển nhượng bất động sản).

Thời hạn nộp tờ khai

Theo tháng: Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều lần trong tháng, chậm nhất là ngày 20 hàng tháng.

Theo từng lần phát sinh: Trong vòng 10 ngày kể từ ghi nhận doanh thu (xuất hóa đơn).

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN THUẾ VÃNG LAI

  • Bán hàng giao đến công trình: Doanh nghiệp bán hàng hóa, nguyên vật liệu vận chuyển trực tiếp từ kho trụ sở chính đến công trình của bên mua. Ví dụ: Doanh nghiệp A có trụ sở tại TP.HCM ký hợp đồng cung cấp sắt, thép cho doanh nghiệp B tại Bình Dương. Theo thỏa thuận hợp đồng, doanh nghiệp A sẽ giao sắt, thép tại công trình mà doanh nghiệp B đang thực hiện tại Bình Dương. Đây không là hoạt động bán hàng ngoại tỉnh nên được miễn kê khai, nộp thuế.
  • Sửa chữa máy móc ngoại tỉnh: Doanh nghiệp thực hiện sữa chữa, bảo trì máy móc ở tỉnh khác không thuộc hoạt động xây dựng, lắp đặt.
  • Bán hàng tại kho nhưng không phát sinh và ghi nhận doanh thu. Ví dụ: Doanh nghiệp A có trụ trở tại TP.HCM và có kho hàng ở Đồng Nai nhưng kho không có chức năng kinh doanh, chỉ thực hiện vận chuyển hàng hóa. Do đó không phải nộp thuế vãng lai.
  • Cho thuê máy móc sang tỉnh khác không là hoạt động xây dựng, bán hàng ngoại tỉnh nên không cần kê khai và nộp thuế.
  • Công trình có giá trị bao gồm thuế GTGT dưới 1 tỷ được miễn thuế ngoại tỉnh theo khoản 1 điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Trên đây là một số vấn đề liên quan về thuế vãng lai và cách thức kê khai. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề trên, đừng ngần ngại liên hệ STARTUPLAND để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

 

 

 

By Ngọc Diệp - StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version