Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm 2023

Thanh lap cong ty kinh doanh thuc pham 2023
Thanh lap cong ty kinh doanh thuc pham 2023

Việt Nam là đất nước hội tụ các tiềm năng để phát triển ngành chế biến lương thực thực phẩm. Nhờ nguồn nguyên liệu phong phú, nhiều đặc sản độc đáo. Nhờ vậy, việc thành lập công ty kinh doanh thực phẩm có nhiều lợi thế để phát triển. 

Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được những thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm. Hãy cùng STARTUPLAND tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé! 

Kinh doanh thực phẩm phẩm bao gồm những gì? 

Kinh doanh thực phẩm được hiểu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

Các hình thức kinh doanh thực phẩm bao gồm:
– Kinh doanh thực phẩm tươi sống;
– Cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm; kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến;
– Kinh doanh dịch vụ ăn uống;
– Kinh doanh thức ăn đường phố.

Cần chuẩn bị những gì trước khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm? 

1. Nghiên cứu kỹ sản phẩm kinh doanh 

Đây là việc đầu tiên của quá trình khởi nghiệp, nếu không nghiên cứu kỹ về sản phẩm mình dự định kinh doanh thì bạn sẽ mơ hồ về nó. Dẫn đến việc tư vấn, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của bạn sẽ kém phần hấp dẫn khách hàng. Thậm chí nó còn dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo cho nhân sự của bạn. Như vậy sẽ rất khó để canh tranh lại với đối thủ. 

2. Nguồn vốn khi mở công ty

Điều đầu tiên mà ai cũng biết đó chính là nguồn vốn. Bất kỳ ngành nghề kinh doanh hoặc thành lập công ty cũng đều cần đến nguồn vốn. Vậy thì nguồn vốn đó đến từ đâu?

Để mở một công ty thực phẩm, bạn cần một nguồn vốn nhất định phụ thuộc quy mô. Dù là vay mượn hay kêu gọi đầu tư từ những người khác đều cần thiết. Bạn sẽ không thể làm được gì nếu không có cho mình một nguồn vốn đủ dư thừa. Bởi lẽ khi công ty được thành lập, sẽ còn nhiều chi phí phát sinh cần đến nguồn vốn. 

3. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết 

Một kế hoạch kinh doanh vững chắc, chi tiết sẽ giúp quá hiện những mục tiêu của bạn dễ hơn. Đặc biệt là tránh được những rủi ro không may xảy ra. Kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm một tuyên bố mục tiêu, một bản tóm tắt công ty, một dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ, một mô tả của một thị trường mục tiêu, kế hoạch tài chính và chi phí hoạt động…

Để có được một chiến lược kinh doanh phù hợp, bạn cần có cái nhìn nhạy bén, khả năng đánh giá thị trường. Đặc biệt là nhìn nhận được tiềm năng của sản phẩm, đưa ra được những kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn. Từ đó đúc kết kinh nghiệm và dồn lực để tiến tới những đích đến cao hơn.

Hồ sơ thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Hồ sơ kinh doanh thực bao gồm: 

– Giấy đề nghị đăng ký công ty kinh doanh thực phẩm;
– Điều lệ công ty kinh doanh thực phẩm;
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập (nếu là công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
– Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập, của người đại diện theo pháp luật.
– Trường hợp thành viên góp vốn thành lập là tổ chức cần bổ sung:
Bản sao hợp lệ quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tài liệu tương đương khác của tổ chức;
Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền của tổ chức, bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
– Giấy ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ và nhận kết quả (trường hợp người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện);
– Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền nộp hồ sơ.

Trình tự thủ tục thành lập kinh doanh công ty thực phẩm 

– Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty
– Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh.

Trong thời gian: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ), cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

– Bước 3: Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty
– Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp
– Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh

Dịch vụ thành lập công ty tại StartupLand

Với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty. StartupLand hiểu rõ được những vướng mắc khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Đến với StartupLand bạn sẽ được hỗ trợ: 

– Hỗ trợ tra cứu & tư vấn đặt tên công ty miễn phí phù hợp với quy định của pháp luật Doanh nghiệp và pháp luật Sở hữu trí tuệ;
– Tư vấn về cách thiết lập các thông tin của công ty bao gồm: chọn trụ sở đăng ký công ty, mức vốn phù hợp với hoạt động kinh doanh;
– Tư vấn về các điều kiện cụ thể đối với từng ngành nghề được chọn,
– Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ĐKKD & hồ sơ có liên quan đến ngành nghề – nếu thuộc trường hợp kinh doanh có điều kiện;
– Tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập công ty;
– Tư vấn pháp luật về thuế, dịch vụ kế toán trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp;
– Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về quá trình, thủ tục thành lập công ty thực phẩm trong năm 2023 này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé! 

Tham khảo thêm: 
Chuyển đổi ký hiệu hoá đơn điện tử từ ngày 01/01/2023
Quyết toán thuế cuối năm trọn gói cho doanh nghiệp
Cách tra cứu và ghi mã ngành đăng ký kinh doanh 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version