Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là công ty thành lập tại Việt Nam nhưng có vốn đầu tư nước ngoài. Dù sở hữu 1% hay 100% vốn đầu tư nước ngoài đều được gọi là công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Đây mới chỉ là một phần rất nhỏ cơ bản về đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư cần tìm hiểu những điều cơ bản nhất trước khi quyết định đầu tư tại Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn rất mơ hồ về những quy định của pháp luật nói chung và lợi ích đầu tư nói riêng. Hôm nay hãy cùng STARTUPLAND làm rõ 03 những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Khi quyết định đầu tư dưới hình thức thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài, Nhà đầu tư cần lưu ý những điều kiện như sau:

Điều kiện pháp lý ban đầu

I. Giấy chứng nhận đầu tư thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Đầu tiên các nhà đầu tư nước ngoài phải có một dự án đầu tư trước khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư cũng tương tự như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đầu tư sẽ được cấp như một phần của quá trình đăng ký và/hoặc đánh giá đầu tư dựa trên 3 tiêu chí sau: loại dự án, quy mô vốn đầu tư và dự án đó có thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện hay không.

Giấy chứng nhận đầu tư sẽ đưa ra phạm vi hoạt động kinh doanh cụ thể mà nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện tại Việt Nam, số vốn đầu tư, địa điểm và diện tích đất sẽ sử dụng và các ưu đãi liên quan (nếu có). Giấy chứng nhận đầu tư cũng phải chỉ ra tiến độ thực hiện dự án cho khoản đầu tư.

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật và đáp ứng đủ các điều kiện về vốn và hình thức đầu tư.

thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài
Tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

II. Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

Với sự hội nhập toàn cầu hóa của nền kinh tế ngày càng sâu và rộng, ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Muốn thành lập công ty có vốn nước ngoài, phải trải qua 3 giai đoạn như sau:

A. Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam

Hồ sơ và trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt nam được quy định cụ thể theo Luật Doanh Nghiệp năm 2014.

Với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty, StartupLand hiểu rõ được những vướng mắc khó khăn trong quá trình thành lập doanh nghiệp và đã hỗ trợ thành công cho hàng trăm công ty khởi nghiệp mỗi năm. Vì thế, chúng tôi tự hào là công ty Luật chuyên nghiệp hỗ trợ thành lập công ty trọn gói.

B. Đăng ký góp vốn cho nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam

a. Hình thức:

Nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Trường hợp 2: Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu Tư năm 2014 nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế.

b. Hồ sơ cần có:

– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Đăng ký góp vốn vào công ty nước ngoài 100%

c. Trình tự thực hiện:

Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

C. Thay đổi thành viên/ cổ đông góp vốn (cập nhật tên nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam)

a. Hồ sơ gồm có:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp: Thay đổi thông tin cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;

– Danh sách các cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài khi đã thay đổi

– Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hoặc các giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng;

– Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân

b. Trình tự  thực hiện:

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Uu đãi đầu tư khi thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

III. Những ưu đãi đầu tư

Luật Đầu tư năm 2014 đã có một tác động lớn đến tình hình đầu tư tại Việt Nam, nhất là khu vực đầu tư nước ngoài. Để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng như kích thích hoạt động đầu tư kinh doanh, Việt Nam đã đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư như: các ngành nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, dự án có quy mô vốn lớn (từ 6000 tỷ đồng trở lên), dự án tại khu vực nông thôn sử dụng lao động địa phương, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học công nghệ.

Hầu hết, các ưu đãi về ngành nghề nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư. Các ngành nghề ưu đãi và đặc biệt ưu đãi đầu tư được quy định cụ thể trong Phụ lục I Nghị định số 118/2015/NĐ-CP. Nhìn chung, danh mục này ghi nhận nhiều ngành nghề có tiềm năng phát triển và đem lại lợi ích lớn không chỉ cho xã hội mà còn cho bản thân nhà đầu tư, ví dụ như công nghệ cao, công nghệ thông tin, nông nghiệp…

Kết:

Trong xu hướng hội nhập hóa nền kinh tế như hiện nay, đang ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các công ty Việt Nam dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần. Hi vọng những chia sẻ trên đây phần nào giúp nhà đầu tư nắm được rõ hơn về các quy định và thủ tục khi thành lập công ty có vốn nước ngoài.

STARTUPLAD thực hiện thành công hàng ngàn hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp. Được nhiều khách hàng trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn. Chúng tôi cam kết thành công cho mọi loại hồ sơ xin cấp phép. Liên hệ ngay Hotline 088 880 2358 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version