Thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Thanh lap chi nhanh cua thuong nhan nuoc ngoai
Thanh lap chi nhanh cua thuong nhan nuoc ngoai

Với sự hội nhập quốc tế hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đang có xu hướng phát triển không chỉ trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, một khu vực. Mà mong muốn mở rộng thêm Chi nhánh ra nhiều quốc gia và vươn cánh tay toàn thế giới. Vậy quá trình thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài sẽ diễn ra như thế nào? Cùng STARTUPLAND tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé! 

Căn cứ pháp lý 

– Luật Đầu tư 2020;
– Luật Thương mại 2005;
– Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

Tại sao thương nhân nước ngoài mở Chi nhánh tại Việt Nam 

Theo xu thế hội nhập hóa, các thương nhân không chỉ phát triển trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia hoặc riêng một khu vực. Mà mong muốn mở rộng thêm Chi nhánh ra nhiều quốc gia và vươn cánh tay ra toàn thế giới. Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia có môi trường pháp lý thuận lợi cho thương nhân nước ngoài. Giúp việc kinh doanh ổn định và phát triển nhanh. Do vậy mà nhu cầu thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng cao. 

Quyền thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài

– Thương nhân nước ngoài được mở Chi nhánh của mình tại Việt Nam. Và theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Một thương nhân nước ngoài không được mở nhiều hơn một Chi nhánh có cùng tên gọi. Đặc biệt là trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều kiện cấp giấy phép thành lập Chi nhánh

– Thương nhân nước ngoài muốn mở Chi nhánh tại Việt Nam thì cần cấp giấy phép thành lập. Điều kiện để thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập như sau:

– Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;

– Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

– Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;

– Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài.

Hồ sơ thành lập Chi nhánh cho thương nhân nước ngoài bao gồm những gì?

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

– Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

– Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;

– Bản sao BCTC có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế. Hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

– Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;

– Bản sao công chứng hộ chiếu hoặc giấy CMND hoặc thẻ căn cước công dân của người đứng đầu Chi nhánh;

Hiểu được nhu cầu và những vướng mắc pháp lý của doanh nghiệp khi đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp. STARTUPLAND với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp. Quý khách có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng của chúng tôi bởi sự chu đáo, tận tâm và nỗ lực đạt kết quả tối ưu nhất cho khách hàng. 

Tham khảo thêm:
Hướng dẫn thành lập Chi nhánh công ty 2022
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện 2022 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version