Hậu quả nếu tạm ngưng kinh doanh không thông báo

không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh

DỊCH BỆNH COVID 19, DOANH  NGHIỆP TẠM NGƯNG KINH DOANH KHÔNG THÔNG BÁO, HẬU QUẢ PHÁP LÝ THẾ NÀO?

Như chúng ta đều biết, từ đầu tháng 12 năm 2019 dịch Virus Covid-19 bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) đã nhanh chóng bùng phát trở  thành một đại dịch toàn cầu, gây nên một trận khủng hoảng kinh tế trên khắp thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Covid -19 tác động tiêu cực đối với mọi hoạt động kinh tế – xã hội, theo đó, để đảm bảo tình hình kiểm soát dịch bệnh, mọi hoạt động kinh doanh đều tạm ngưng trong một khoảng thời gian dài. Điều này kéo theo nhiều doanh nghiệp có nguy cơ rút khỏi thị trường vì không có đơn hàng sản xuất, doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Trước tình hình diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chọn phương án tạm ngưng kinh doanh có thời hạn để chờ đợi nền kinh tế ổn định lại. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động kinh doanh trên thực tế nhưng lại không thông báo lên cơ quan chức năng, điều này có thể dẫn đến những bất lợi về mặt pháp lý cho doanh nghiệp và khả năng bị xử phạt hành chính rất cao.

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh không thông báo có bị sao không?

Trước tình hình này STARTUPLAND xin thông tin đến doanh nghiệp một số điểm cần chú ý để doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định hiện hành, việc tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp, tuy nhiên, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh (Xem  thêm tại Khoản 1 Điều 200 Luật doanh nghiệp năm 2014)

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định thêm: ‘Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.’

Như vậy, Doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh là hoàn toàn trái pháp luật.

Không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh bị phạt bao nhiêu

Vậy hậu quả pháp lý mà doanh nghiệp phải đối mặt như thế nào khi không thông báo tạm ngưng hoạt dộng kinh doanh?

Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư có quy định:

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
  2. d) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;
  3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  4. b) Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

KẾT:

Trong tình hình kinh tế diễn biến phức tạp vì dịch bệnh Covid 19 như hiện nay, việc các doanh nghiệp đối mặt trước nguy cơ tạm ngưng kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh để tránh việc bị xử phạt hành chính.

Dịch vụ tạm ngưng hoạt động kinh doanh. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh, hãy liên hệ STARTUPLAND. Chúng tôi rất sẵn lòng được tư vấn và hỗ trợ mọi doanh nghiệp trong thời gian này.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version