Sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ. Những vấn đề lý luận và thực tiễn

nhung-quy-dinh-sua-doi-bo-sung-luat-so-huu-tri-tue

Trường ĐH Luật TP.HCM đã tổ chức Hội thảo khoa học “Sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ. Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học, các luật sư, đại diện sở hữu công nghiệp đến từ cả nước. Hội thảo tập trung vào việc góp ý sửa đổi các quy định trong dự thảo luật về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và vấn đề bảo vệ quyền SHTT. Hãy cùng STARTUPLAND tổng hợp lại những bổ sung dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ!

Những sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả và Quyền liên quan

Cần điều chỉnh những thuật ngữ chưa rõ ràng trong Luật sở hữu trí tuệ

TS. Trần Lê Hồng nêu cụ thể những thuật ngữ cần được làm rõ hơn để người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Đồng thời để thống nhất với các luật chuyên ngành khác

Bao gồm:

  • Sở hữu quyền tác giả
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với giống cây trồn
  • Sử dụng tác phẩm và khai thác tác phẩm
  • Sưu tập dữ liệu
  • Phí bản quyền
  • Tiền nhuận bút
  • Tiền thù lao
  • Tiền sử dụng và khai thác tác phẩm

Nên có những quy định cụ thể để Luật đi vào cuộc sống

Luật Sở hữu trí tuệ cần có những quy định đặt thù, áp dụng vào thực tiễn. Điều này không chỉ doanh nghiệp mà người dân cũng biết cách vận dụng pháp luật trong cuộc sống. Hiện chưa có nhiều quy định về quyền tác giả như bên mảng quyền Sở hữu công nghiệp.

Cần làm rõ chính sách của Việt Nam đối với xu hướng mở để cân bằng lợi ích giữa “độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả” và “quyền tiếp nhận của công chúng”, trong đó quyền tác giả là một trong những yếu tố quan trọng.

Xác định quyền sở hữu liên quan của các tác phẩm liên quan đến ngân sách nhà nước

Quyền tác giả là một nhánh vô cùng quuan trọng của quyền SHTT. Theo quy định tại Điều 8 của Luật SHTT là cần nhưng chưa đủ. Hiện nay chưa có quy định nào quy định cụ thể và rõ ràng về chính sách của nhà nước trong bảo hộ và khai thác quyền tác giả. Nhất là gắn với lĩnh vực mà quyền tác giả đóng vai trò then chốt như công nghệ thông tin và công nghiệp văn hóa. Cụ thể là quy định đối với Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Rất khó để tìm thấy một cơ quan quản lý nào về tác phẩm được tạo ra bằng kinh phí nhà nước. Hiện tại các đối tượng thuộc quyền sở hữu nhà nước chỉ là những “kết quả nghiên cứu trong ngăn kéo” không được khai thác, không được thương mại hóa.

Chủ thể quyền tác giả: tác giả, chủ sở hữu

Nếu chỉ theo quy định tại Điều 37, Điều 38 thì mọi người đang hiểu sai lệch về vấn đề: người nào đầu tư thì sẽ là tác giả hoặc đồng tác giả. Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ cũng không định nghĩa thuật ngữ “đồng tác giả” mà mặc nhiên quan niệm trong trường hợp có từ hai tác giả trở lên cùng sáng tạo nên một tác phẩm thì họ là các đồng tác giả của tác phẩm đó.

Đồng thời phải chỉ ra những tiêu chí của Đồng tác giả:

  • Cùng sáng tạo ra tác phẩm
  • Cùng tạo ra một tác phẩm chung
  • Kết quả sáng tạo của các chủ thể phải có liên kết và phụ thuộc vào nhau. Không được tách ra sử dụng và bảo hộ riêng

Những sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ về Quyền sở hữu công nghiệp

Những đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu âm thanh

Bảo hộ nhãn hiệu âm thanh được xác định là một trong những vấn đề mới cần nghiên cứu và sửa đổi các quy định có liên quan trong Luật Sở hữu trí tuệ. TS. Nguyễn Thị Hoàng Hạnh đưa ra một số dấu hiệu âm thanh được sử dụng, bảo hộ nhãn hiệu như âm nhạc và âm thanh khác không phải là âm nhạc. Mặt khác, 02 tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu âm thanh là tính phân biệt và tính phi chức năng.

Những đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu nổi tiếng

PGS.TS Lê Thị Nam Giang cho biết, hiện nay chưa có bất kỳ một nhãn hiệu nào được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Điều này xuất phát từ các bất cập trong quá trình soạn thảo, ban hành pháp luật sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như sự thiếu vắng nhiều quy định về trình tự, thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 Luật SHTT chưa phù hợp để áp dụng, về thẩm quyền công nhận nhãn hiệu nổi tiếng chưa rõ ràng…

Kết luận:

Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã khẳng định được tầm quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được thay đổi. Đây có lẽ là một bài toán vô cùng nan giải cho nhà nước. Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sẽ là hành lang pháp lý quan trọng khắc phục các vấn đề nêu trên. Hi vọng tài sản trí tuệ Việt Nam sẽ phát triển vừa mang bản sắc dân tộc vừa theo kịp với xu hướng của thế giới.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version