Sau Khi Thành Lập Công Ty Phải Đóng Những Thuế Gì ?

Đóng thuế là nghĩa vụ của doanh nghiệp khi mới thành lập và xuyên suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Có những loại thuế cố định phải đóng theo định kỳ, có những loại thuế phát sinh theo doanh thu, hoạt động. Vậy thành lập công ty phải đóng những thuế gì? Bài viết này sẽ nói rõ vấn đề trên.

Sau Khi Thành Lập Công Ty Phải Đóng Những Thuế Gì ?

Hiện nay, có 4 loại thuế chính mà doanh nghiệp phải đóng đó là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Sau khi thành lập công ty thì doanh nghiệp đóng thuế

Vậy Thuế Là Gì?

Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước. phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.

Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.

 THAM KHẢO: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói

➽ Chúng ta sẽ đi vào nội dung chính mà bài viết này muốn đề cập đó là thành lập công ty phải đóng những thuế gì?

1/ Thuế Môn Bài

Thuế môn bài là thuế mà sau khi thành lập công ty phải đóng cho Nhà nước. Thuế môn bài là loại thuế cố định phải đóng theo định kỳ.

Việc đóng thuế môn bài sẽ căn cứ theo số vố mà doanh nghiệp đăng ký. Cụ thể như:

Vốn doanh nghiệp đăng ký Tiền thuế môn bài doanh nghiệp nộp cho cả năm
1 Trên 10 tỷ 3.000.000 đồng
2 Dưới 10 tỷ 2.000.000 đồng
3 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh,… 1.000.000 đồng

Doanh nghiệp thành lập 6 tháng đầu năm thì phải nộp 100% mức thuế môn bài nói trên, doanh nghiệp thành lập 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài nói trên.

Thành lập công ty phải đóng những thuế gì? Đó là thuế môn bài mà chúng ta vừa tìm hiểu. Và thuế tiếp theo mà doanh nghiệp cần phải đóng là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Sau khi thành lập doanh nghiệp phải đóng thuế GTGT

2/ Thuế Giá Trị Gia Tăng (Thuế GTGT)

Thuế giá trị gia tăng hay còn nói dễ hiểu là thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa.

Tùy theo đối tượng ngành, nghề mà mức thuế giá trị gia tăng sẽ có sự khác nhau. Căn cứ theo luật thuế giá trị gia tăng 2008 thì mức thuế xuất có thể là 0%, 5% hay 10%.

➤ Có 2 phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:

+ Phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

+ Phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

 THAM KHẢO: Cập nhật tài khoản ngân hàng & Thay đổi thông tin đăng ký Thuế

3/ Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Thành lập công ty phải đóng những thuế gì? Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có phát sinh lợi nhuận thì có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước.

Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN * Thuế suất

Doanh nghiệp phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

4 Thuế Thu Nhập Cá Nhân

Doanh nghiệp khi thuê lao động và chi trả thu nhập cho người lao động, có thực hiện khấu trừ thuế phải có trách nhiệm khai thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế.

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007: Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Thành lập công ty phải đóng những thuế gì? Sau khi thành lập công ty doanh nghiệp phải đóng 4 loại thuế chính là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân. Để tìm hiểu chi tiết liên hệ công ty Luật STARTUPLAND.

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version