Những nguyên tắc vàng khi lập báo cáo tài chính

Nhung nguyen tac vang khi lap bao cao tai chinh
Nhung nguyen tac vang khi lap bao cao tai chinh

Thời điểm cuối năm hầu hết mọi doanh nghiệp sẽ tiến hành lập Báo cáo tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của năm vừa qua. Thế nhưng việc lập báo cáo đòi hỏi phải chính xác. Đặc biệt là hạn chế tối đa sai sót là điều không phải ai cũng nắm được. Vậy cần lưu ý những gì khi lập báo cáo tài chính. Hãy cùng STARTUPLAND tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé! 

Báo cáo tài chính gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật kế toán 2015, Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán. Và được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

BCTC được áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp BCTC đúng thời hạn. Đặc biệt phải chính xác theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

Các nguyên tắc cần lưu ý khi lập Báo cáo tài chính

1. Nguyên tắc dồn tích 

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh. Và không căn cứ vào thời điểm thực thu, chi tiền hoặc tương đương tiền.

2. Nguyên tắc nhất quán

Các chính sách và phương pháp kế toán của doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.

3. Nguyên tắc hoạt động liên tục 

Báo cáo tài chính được lập dựa trên các cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục. Và sẽ tiếp tục hoạt động liên tục trong tương lai gần. 

4. Nguyên tắc bù trừ

Khi lập và trình bày BCTC, từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt. Các khoản mục không trọng yếu thì được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng. 

5. Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp 

Các khoản mục phải được thực hiện riêng biệt trong báo cáo tài chính. Đối với các mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ. Đồng thời, doanh nghiệp không nhất thiết phải tuân thủ các quy định như trình bày báo cáo tài chính.

6. Nguyên tắc so sánh

Các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán. Hơn hết chúng phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong BCTC của kỳ trước. Trường hợp cần thiết để giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được BCTC của kỳ hiện tại. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thông tin diễn giải bằng lời.

Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong BCTC thì phải phân loại lại các số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại. Và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại.

Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính cuối năm 

Về khoản chi phí phải phân biệt rõ và ghi chép đầy đủ các khoản mục về giá vốn, khoản chi phí bán hàng, quản lý, chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi khác

Bên cạnh đó, phân loại tài sản nợ phải trả theo đúng quy định: tài sản, nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán được trình bày ngắn và dài hạn. Trường hợp, tài sản, nợ phải trả phải có thời gian từ 12 tháng trở xuống và được phân loại là ngắn hạn và ngược lại.

Bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải trình bày những nội dung về cơ sở và trình bày báo cáo tài chính với các chính sách kế toán cụ thể.

Căn cứ báo cáo tài chính là báo cáo tài chính kỳ trước, sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết các tài khoản và các tài liệu kế toán chi tiết khác.

Thấu hiểu được sự khó khăn và thực trạng hiện tại của nhiều doanh nghiệp. Đặc biệt là trước vô vàn những câu hỏi khó khăn về cách lập báo cáo tài chính. Nhằm đáp ứng tối đa những nhu cầu kế toán, dịch vụ kế toán – STARTUPLAND xuất hiện như một giải pháp hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version