Nhãn hiệu đối chứng là gì?

nhan-hieu-doi-chung-la-gi

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục xác lập quyền sở hữu của chủ đơn. Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu nào đăng ký cũng được cấp văn bằng bảo hộ. Lý do phổ biến nhất được Cục Sở hữu trí tuệ đưa ra để từ chối bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu bị trùng, tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng. Vậy nhãn hiệu đối chứng là gì? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu nhé!

Nhãn hiệu đối chứng là gì?

Hiện nay, trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 chưa có quy định cụ thể về nhãn hiệu đối chứng. Tuy nhiên, theo Điều 39.8a Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định

“Nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu dùng để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác hay không.”

Theo đó, nhãn hiệu đối chứng có thể hiểu là các nhãn hiệu:

  • đã đăng ký bảo hộ hoặc được thừa nhận bảo hộ tại Việt Nam (kể cả nhãn hiệu nổi tiếng)
  • đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc có ngày ưu tiên sớm hơn
  • đơn đăng ký nhãn hiệu đã hết hiệu lực nhưng chưa quá năm năm (trừ trường hợp bị chấm dứt hiệu lực vì không sử dụng theo quy định của Luật SHTT)

Các quy định pháp lý về nhãn hiệu đối chứng

Ngày nộp đơn đầu tiên

Căn cứ Điều 74.2.e Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, về “Khả năng phân biệt của nhãn hiệu”

Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc trường hợp sau đây:

“Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;”

Ngày nộp đơn đầu tiên được hiểu là:

Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng một nhãn hiệu bị trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau. Hoặc đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ. Theo đó văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối chứng là gì
Căn cứ vào Điều 39.8.c Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN

Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu:

Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về

  • cấu trúc/nội dung
  • cách phát âm/ý nghĩa
  • hình thức thể hiện

Ví dụ:  Nhãn hiệu Mì hảo hảo với mì hảo hạng

Đánh giá sự tương tự của hàng hoá, dịch vụ

Căn cứ vào Điều 39.9.b Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN

Hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ bị coi là tương tự nhau khi hai hàng hoá hoặc hai dịch vụ đó có các đặc điểm sau đây:

  • Tương tự nhau về bản chất
  • Tương tự nhau về chức năng, mục đích sử dụng
  • Được đưa ra thị trường theo cùng một kênh thương mại

Một ví dụ điển hình về cách hai công ty khác biệt nhưng sản phẩm tương tự nhau. Hai công ty cạnh tranh trong ngành công nghiệp điện thoại di động giữa Apple và Samsung.

Các tiêu chí này làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc

Kết luận:

Từ những phân tích pháp lý nêu trên, chủ đơn cần có nắm rõ nhãn hiệu đối chứng. Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ, chủ đơn nên tra cứu trước nhãn hiệu. Điều này giúp đảm bảo khả năng bảo hộ cao nhất. Sự chuẩn bị tốt nhất là sự chuản bị hoàn hảo nhất.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version