NGHỆ DANH CÓ ĐƯỢC BẢO HỘ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT?

Nghệ danh là cái tên đi cùng với người nghệ sĩ trong quá trình tham gia vào nền giải trí. Nó vừa mang lại dấu ấn trong lòng khán giả vừa dùng để phân biệt người này với người khác. Hiện nay, nhu cầu đăng ký bản quyền loại tên này ngày càng nhiều. Vậy nghệ danh có được bảo hộ theo luật Sở hữu trí tuệ hay không? Cùng StartupLand tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

1. Có được đăng ký bảo hộ bản quyền nghệ danh không?

Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản pháp luật liên quan không cấm việc đăng ký bản quyền nghệ danh. Tuy nhiên, ai muốn đăng ký phải đăng ký dưới hình thức “nhãn hiệu” cho một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó.

Ví dụ: Đen Vâu, Trấn Thành… 

2. Nghệ danh được đăng ký cần đảm bảo điều kiện gì?

Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ quy định rõ ràng và chi tiết về vấn đề này. Theo đó, nhãn hiệu được bảo hộ với điều kiện:

Thứ nhất, đây là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Các dấu hiệu này được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

Thứ hai, có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Bên cạnh đó, theo Khoản 3 Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ thì một trong những dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu:  

“3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.”

Như vậy, cá nhân, tổ chức có quyền đăng ký nghệ danh phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện theo Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, không được trùng hoặc tương tự với tên thật, biệt hiệu, bút danh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Mặt khác, nghệ danh đó phải khác biệt, chưa bị trùng hoặc tương tự với bất kì tên gọi, nghệ danh nào trong lĩnh vực cùng loại.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị:

Bản chất việc đăng ký nghệ danh chính là đăng ký nhãn hiệu. Những lưu ý và trình tư thực hiện, StartupLand đã chia sẻ tại bài viết “Bảo hộ nhãn hiệu – Thủ tục pháp lý cần thiết”. Theo đó, hồ sơ bao gồm:

 1. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Mẫu số 08-Nghị định 65/2023/NĐ-CP)

 2. 05 Mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai)

 3. Giấy uỷ quyền (nếu tờ khai đăng ký nhãn hiệu được nộp thông qua người đại diện)

 4. Các tài liệu chứng minh quyền đăng ký, quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu đăng ký)

 5. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện: Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ

StartupLand cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhằm bào vệ tài sản trí tuệ của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ của StartupLand:

– Đội ngũ chuyên viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cao;

– Được tư vấn kĩ càng về các quy định pháp luật, tính khả thi khi bảo hộ nhãn hiệu;

– Hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi;

– Chi phí được tối ưu hóa, tiết kiệm thời gian;

– Quý khách không cần di chuyển, làm việc trực tuyến, nhận văn bằng bảo hộ tận nơi.

Việc vi phạm các dấu hiệu sở hữu trí tuệ vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Tin rằng với bài viết trên sẽ giúp quý khách có thêm thông tin pháp lý về việc đăng ký nghệ danh. Liên hệ ngay với StartupLand để các thủ tục của bạn diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version