Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể

nen thanh lap cong ty hay kinh doanh ho ca the
nen thanh lap cong ty hay kinh doanh ho ca the

Khi mới bắt đầu hành trình khởi nghiệp và đăng ký kinh doanh rất nhiều người băn khoăn không biết nên lựa chọn thành lập công ty hay kinh doanh cá thể. Hai hình thức kinh doanh này có quy mô khác nhau và mức đóng thuế  cũng khác nhau. Do đó, bạn cần phải đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Cùng STARTUPLAND tham khảo ngay bài viết bên dưới để giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất nhé!

Khái quát về công ty và hộ kinh doanh cá thể

Công ty là một loại hình doanh nghiệp có bộ máy tổ chức theo quy định pháp luật. Nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh. Công ty có thể do một hoặc nhiều thành viên góp vốn để thành lập. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Hiện nay, Công ty bao gồm các hình thức sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty cổ phần (CP) và Công ty hợp danh. Để tiến hành hoạt động, các thành viên góp vốn phải thực hiện thủ tục “Đăng ký doanh nghiệp”. Và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

Khác với mô hình Công ty, Hộ kinh doanh cá thể là một hình thức kinh doanh. Và do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ. Nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh với quy mô không quá lớn. Khi tiến hành hoạt động, Hộ kinh doanh cá thể cũng phải thực hiện thủ tục “Đăng ký thành lập Hộ kinh doanh” theo quy định . Và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh.

Sự khác biệt giữa công ty và kinh doanh cá thể 

Công ty và Hộ kinh doanh cá thể đều là những mô hình kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, đều hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tuy vậy, giữa Công ty và Hộ Kinh doanh có một số điểm khác biệt như sau:

Tiêu chiCông tyHộ kinh doanh
Chủ thể thành lậpCá nhân hoặc tổ chức không thuộc trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam
Tư cách pháp nhânCó tư cách pháp nhânKhông tư cách pháp nhân
Quy mô kinh doanhkhông bị giới hạn về quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh. Thuận tiện trong việc huy động vốn để mở rộng quy mô kinh doanh.Có quy mô nhỏ, việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh. Việc huy động vốn để mở rộng quy mô là rất khó khăn và phức tạp.
Cơ cấu tổ chứcCó cơ cấu tổ chức rõ ràng theo quy định pháp luật, dễ dàng quản lý.Không có cơ cấu rõ ràng, khó quản lý.
Đơn vị phụ thuộcCó thể mở các đơn vị phụ thuộc như: Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau cả trong và ngoài nước.Không thể mở các đơn vị phụ thuộc như Công ty.
Con dấuCó thể tự quyết định hình thức, nội dung và số lượng con dấuKhông sử dụng con dấu
Chế độ trách nhiệmChịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đăng ký góp vào công ty (ngoại trừ thành viên hợp danh)Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của Chủ hộ kinh doanh hoặc các thành viên hộ gia đình

Nên thành lập công ty hay kinh doanh hộ kinh cá thể

Căn cứ vào quy mô, nhu cầu và khả năng tài chính. Bạn có thể lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh sao cho phù hợp. Nếu có định hướng phát triển kinh doanh lớn và hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô toàn quốc. Hoặc ra nước ngoài trong tương lai thì bạn nên lựa chọn thành lập công ty hay doanh nghiệp. Còn nếu bạn có nhu cầu kinh doanh với quy mô kinh doanh nhỏ. Đặc biệt với số vốn kinh doanh hạn chế, đơn giản và muốn dễ quản lý thì thành lập hộ kinh doanh cá thể là phù hợp nhất cho bạn lúc này.

Nếu bạn đã thành lập hộ cá thể trong giai đoạn khởi nghiệp nhưng hiện tại bạn muốn mở rộng và phát triển kinh doanh lơn hơn thì cũng có thể chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang thành lập công ty

Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn giải đáp về việc nên thành lập công ty hay kinh doanh hộ cá thể. Đừng ngần ngại liên hệ StartupLand để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất và sở hữu ngay dịch vụ thành lập công ty trọn gói chỉ từ 0 đồng.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version