NÊN TẠM NGỪNG KINH DOANH HAY GIẢI THỂ CÔNG TY?

Sau khi thành lập và hoạt động, doanh nghiệp có thể sẽ đối mặt với việc kinh doanh không hiệu quả, hoặc không tìm được hướng phát triển như đã đề ra, không còn khả năng tiếp tục kinh doanh hoặc không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh nữa. Một quyết định quan trọng mà chủ doanh nghiệp đưa ra là liệu nên lựa chọn giải pháp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn hay rút lui hẳn khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể. Vậy, chủ doanh nghiệp nên chọn tạm ngừng hay giải thể công ty?

Nếu bạn đang đứng giữa sự lựa chọn giữa việc nên tạm ngừng hay giải thể công ty, bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây cùng StartupLand nhé:

Tạm ngừng hay giải thể?

Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm ngừng mọi hoạt động trong một khoản thời gian nhất định.

Giải thể là việc chấm dứt hoạt động, sự tồn tại tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ liên quan của một doanh nghiệp trên thị trường kinh tế.

Tạm ngừng kinh doanh có nhiều ưu điểm hơn giải thể doanh nghiệp như:

1. Thủ tục tạm ngừng đơn giản hơn giải thể.

Thủ tục tạm ngừng chỉ gói gọn trong 2 bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh tại Sở KH&ĐT nơi công ty đặt trụ sở chính.

Bước 2: Sau 03 ngày làm việc (kể từ ngày hồ sơ hợp lệ), công ty sẽ được cấp giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh.

Trong khi đó, thủ tục giải thể có phần phức tạp hơn nhiều, bạn phải tiến hành nộp hồ sơ đến 2 nơi:

         + Nộp hồ sơ tại cơ quan thuế.

         + Nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT tỉnh/thành phố nơi công ty mẹ đặt trụ sở chính.

Nếu thời gian hoàn thành thủ tục tạm ngừng kinh doanh chỉ cần 03 ngày thì thủ tục giải thể mất khá nhiều thời gian. Bởi giải thể tùy doanh nghiệp phát sinh hóa đơn nhiều hay ít và cũng tùy yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Có thể tiếp tục hoạt động trở lại trước thời hạn hoặc sau thời hạn tạm ngừng.

Trong thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp có thể tập trung giải quyết những khó khăn đang gặp phải. Đó có thể là các vấn đề về tài chính hoặc định hướng chiến lược. Để sau khi hết thời gian đó, công ty sẽ có được những kinh nghiệm, định hướng mới và trở lại hoạt động tốt hơn.

Với việc tạm ngừng, doanh nghiệp có thể tái hoạt động bất cứ khi nào. Khi đó, chỉ cần làm thủ tục thông báo hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh.

3. Giữ được thâm niên, lịch sử hoạt động.

Tạm ngừng sẽ giúp cho doanh nghiệp giữ được thâm niên, lịch sử hoạt động lâu năm. Đây được xem là lợi thế lớn so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Bên cạnh đó, một thương hiệu thành lập càng lâu năm trên thị trường sẽ dễ dàng xây dựng được lòng tin đến với khách hàng và đối tác hơn.

4. Có thể chuyển nhượng công ty sau thời hạn tạm ngừng.

Sau thời hạn tạm ngừng, bạn có thể chuyển nhượng hoặc bán lại công ty để thu hồi một phần vốn nào đó. Chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn nào là phù hợp nhất.

Những trường hợp nên tạm ngừng hoặc giải thể

1. Trường hợp nào nên tạm ngừng hoạt động kinh doanh?

Doanh nghiệp nên lựa chọn tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp:

           + Để định hình lại cơ cấu hoạt động, chiến lược kinh doanh, mục tiêu phát triển;

           + Còn đủ khả năng tài chính để có thể đảm bảo chi trả cho quá trình phục hồi trở lại;

           + Muốn có thêm thời gian để huy động vốn hoặc giải quyết các vấn đề tài chính;

         + Muốn giảm các nghĩa vụ tài chính như là thuế, tiền lương, BHXH… trong thời gian tạm ngừng;

2. Trường hợp nào nên giải thể doanh nghiệp, giải thể công ty?

Doanh nghiệp nên lựa chọn giải thể trong các trường hợp:

           + Kết quả kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng, không còn khả năng tái hoạt động;

           + Dự trù tài chính doanh nghiệp không đủ để chi trả các khoản chi phí trong thời gian tới;

         + Hết thời hạn tạm ngừng nhưng không có phương án giải quyết, khắc phục những khó khăn đang gặp phải.

Hy vọng bài viết chia sẻ của StartupLand sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích khi đưa ra quyết định. Sau khi đã lựa chọn được phương án phù hợp nhất cho doanh nghiệp nếu bạn cần sự hỗ trợ về mặt hồ sơ, thủ tục để tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể công ty được diễn ra nhanh chóng và chính xác thì có thể tham khảo dịch vụ của StartupLand bạn nhé!

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version