Nên lựa chọn quy mô nào khi thành lập doanh nghiệp

Nen lua chon quy mo nao khi thanh lap doanh nghiep

Khi thành lập doanh nghiệp mọi cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư, thương nhân,… đều cần lựa chọn hàng kinh doanh và quy mô kinh doanh. Đây là điều vô cùng quan trọng và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của một doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển. Tuy nhiên làm thế nào để lựa chọn được quy mô kinh doanh phù hợp nhất? Hãy cùng STARTUPLAND tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé! 

Quy mô doanh nghiệp là gì? 

Quy mô doanh nghiệp là việc xác định dựa trên các yếu tố: Nguồn vốn, nguồn nhân lực, kinh nghiệm hoạt động trên thị trường. Đặc biệt là sự lựa chọn của chủ sở hữu, chủ đầu tư về mức độ kinh doanh cùng nhiều yếu tố ảnh hưởng khác. Từ đó đưa ra sự phân chia thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Việc lựa chọn quy mô công ty là một trong những điều quan trọng nhất khi thành lập công ty. Bởi lẽ nó sẽ ảnh hưởng tuyệt đối tới hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác bên cạnh như tài chính hoặc đầu tư. 

Lựa chọn quy mô nhỏ khi thành lập doanh nghiệp

Hiện nay, việc lựa chọn thành lập doanh nghiệp với quy mô nhỏ thường là phương án được ưu tiên hàng đầu của hầu hết các chủ doanh nghiệp từ khi bắt đầu khởi nghiệp. Bởi lẽ sự phổ biến này là do quy mô nhỏ có nhiều ưu điểm phù hợp. Đồng thời cũng hạn chế khả năng rủi ro nhiều hơn.

Thời gian đầu khởi nghiệp số lượng nhân viên của loại hình doanh nghiệp này chỉ dao động trong khoảng từ 01 – 20 người. Với lượng người như này, doanh nghiệp rất dễ dàng quản lý và phân công nhiệm vụ được tốt hơn. Các nhân viên trong doanh nghiệp nhỏ độc lập trong cách làm việc, có thể làm và đảm đương nhiều việc. Đặc biệt là có sự nhiệt huyết cao, khăng khít để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tốt nhất. Việc thành lập doanh nghiệp cũng cần cân nhắc xem có bao nhiêu thành viên tham gia góp vốn để có thể lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy mô của mình.

Tuy nhiên khi hoạt động ổn định được một thời gian thì nguồn khách hàng bắt đầu ổn định và tăng dần lên. Điều đó đòi hỏi phải có sự phân công lao động rõ ràng cũng như sự chuyên trách của từng bộ phận riêng biệt để thúc đẩy sự chuyên môn hóa và nâng cao hiệu suất công việc trong doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp đòi hỏi phải gia tăng nhân sự trong doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu công việc ngày càng nhiều. 

Những lĩnh vực kinh doanh phù hợp với quy mô doanh nghiệp nhỏ

Các hoạt động sản xuất kinh doanh

– Sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm: thóc, ngô, rau, quả, gia cầm, gia súc…
– Sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như: bút bi, giấy vở học sinh; đồ sứ gia dụng; quần áo; giày dép; mây tre đan; sản phẩm thủ công mỹ nghệ…
– Các hoạt động mua, bán hàng hóa
– Đại lý bán hàng: Vật tư phục vụ sản xuất, xăng dầu, hàng hóa tiêu dùng khác.
– Bán lẻ hàng hóa tiêu dùng: hoa quả, bánh kẹo, quần áo…

Các hoạt động dịch vụ

– Dịch vụ internet phục vụ khai thác thông tin, vui chơi giải trí
– Dịch vụ bán, cho thuê (sách, đồ dùng sinh hoạt cưới hỏi…)
– Dịch vụ sửa chữa, điện tử, xe máy, ôtô…
– Dịch vụ khác: vui chơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe…

Các đặc tính khi lựa chọn thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ

1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Theo báo cáo mới nhất vào tháng 1/2014 của Tradeup về tình hình tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ, nhóm doanh nghiệp này chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp. Đặc biệt sử dụng trên 50% tổng số lao động xã hội và tạo công ăn việc làm cho 65% lượng lao động ở khu vực tư nhân.

Tại Việt Nam, theo Viện Phát triển doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Việt Nam có 543.963 doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 97%, đóng góp hơn 40% GDP cả nước và sử dụng 51% tổng số lao động xã hội.

2. Quy mô vốn nhỏ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô nguồn vốn nhỏ. Do đó họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn chính thức. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển, điều này là một cản trở không nhỏ trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào hoạt động thương mại nói chung và xúc tiến thương mại trực tuyến nói riêng.

3. Chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các “ông lớn”

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty, tập đoàn lớn và từ chính các doanh nghiệp với nhau. Trong quá trình hội nhập, các tập đoàn lớn thường có xu hướng vươn mình ra thế giới, thành lập các chi nhánh, công ty con ở các quốc gia có nhiều lợi thế. Vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia này phải tìm ra những phương thức, công cụ mới trong hoạt động kinh doanh.

4. Chủ yếu đầu tư vào các mặt hàng tiêu dùng

Với nguồn vốn nhỏ hẹp, các doanh nghiệp này thường tập trung vào các ngành hàng gần gũi với người tiêu dùng hơn là đầu tư vào các ngành công nghiệp nặng, sản xuất khai thác cần nhiều vốn. Ở Việt Nam, theo Cục xúc tiến thương mại (2012) trong cơ cấu ngành nghề, khoảng 43% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, 24% trong lĩnh vực thương mại và phân phối, số còn lại hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và liên quan đến nông nghiệp.

Lựa chọn quy mô doanh nghiệp lớn

Những doanh nghiệp có quy mô công ty lớn sẽ có số lượng nhân viên đạt được trên 1000 người. Đây có thể là những tập đoàn lớn, có nền tảng kinh tế phát triển vững mạnh. Để chủ doanh nghiệp có thể điều hành được một doanh nghiệp lớn thật sự không phải là điều đơn giản. Bởi lẻ, lúc này đòi hỏi người chủ đó phải có nhiều kinh nghiệm, có am hiểu sâu về lĩnh vực hoạt động, có nguồn vốn lớn và đặc biệt là phải biết cách  quản lý nhân sự.

Vì vậy, khi thành lập doanh nghiệp có quy mô công ty lớn bạn cần phải cân nhắc cẩn thận, xem các khả năng của mình có đáp ứng được điều kiện không, có đảm nhận và gánh vác được nhằm giúp doanh nghiệp phát triển cũng như đảm bảo được sự an toàn trên thị trường.

Mỗi loại hình đều có những mặt mạnh và hạn chế riêng. Vì thế trước khi quyết định đầu tư thành lập doanh nghiệp, công ty hoặc chủ doanh nghiệp chúng ta cũng nên cân nhắc thật kỹ trên cơ sở các yếu tố hiện có của mình. Từ đó có thể đưa ra lựa chọn loại hình phù hợp nhất.

Nếu bạn đang có định thành lập doanh nghiệp và đang chuẩn bị mọi thứ cho việc mở công ty riêng mà vẫn chưa nắm rõ quy trình thủ tục thành lập công ty. Đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé! 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version