Nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu?

bao-ho-logo-duoi-dang-quyen-tac-gia-hay-nhan-hieu

Xã hội ngày cần phát triển, tài sản sở hữu trí tuệ cũng vì thế mà được chú trọng hơn. Logo chính là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp tạo dựng vị thế trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Ưu, nhược điểm của hai hình thức bảo hộ này là gì? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Logo dưới góc độ pháp lý

Logo là gì?

Hiện nay trong các văn bản pháp luật hay Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chưa có quy định cụ thể về khái niệm về logo. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu logo là một biểu tượng thương hiệu. Logo là sản phẩm trực quan bao gồm hình ảnh hoặc chữ hoặc là sự kết hợp cả hình ảnh và chữ để giúp nhận dạng thương hiệu.

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường làm tăng mức độ đa dạng của hàng hóa, dịch vụ. Để người tiêu dùng có thể nhận biết và lựa chọn chính xác sản phẩm mà mình mong muốn, doanh nghiệp cần có một biểu tượng đặc biệt. Có thể bắt gặp các hình ảnh logo nổi tiếng như VINAMILK, VIETCOMBANK, THẾ GIỚI DI ĐỘNG, FLC GROUP.

Tại sao doanh nghiệp phải thiết kế logo?

Về bản chất, logo là sự kết hợp của tổng thể những hình khối, chữ, màu sắc tạo thành một dấu hiệu. Dấu hiệu này được dùng để nhận biết và phân biệt các đối tượng khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần thiết kế logo vì các ý nghĩa sau:

  • Là một phần của bộ nhận diện thương hiệu, khiến khách hàng nhớ đến doanh nghiệp. Nhiều người biết đến logo chính là lợi thế. Và trên thực tế, khi công ty có một logo dễ nhớ, ấn tượng thì chắc chắn sẽ được phổ biến và tỷ lệ cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp khác.
  • Tăng tính chuyên nghiệp cho công ty. Một logo chuyên nghiệp thể hiện rõ vị thế của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Lấy được lòng tin của khách hàng là thành công lớn mà doanh nghiệp có được.

Tại sao nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả

Quyền tác giả là gì?

 Căn cứ theo Điều 4.1 Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”  Theo đó, doanh nghiệp tự thiết kế logo, mang tính sáng tạo và không sao chép từ cá nhân, tổ chức khác sẽ được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả.

Các vấn đề pháp lý về bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả

Quyền tác giả được bảo hộ với cơ chế tự động. Nghĩa là, quyền tác giả đối với logo hình thành khi doanh nghiệp tạo ra logo. Tuy nhiên, đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho logo sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra. Giấy chứng nhận quyền tác giả do Cục bản quyền cấp mang giá trị pháp lý tối đa. Đây sẽ là cơ chế giúp doanh nghiệp bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình.

Tại sao nên bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu

Nhãn hiệu là gì?

Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

“Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Với đặc tính thương mại rõ rệt và khả năng áp dụng công nghiệp. Logo được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng nhãn hiệu.

Các vấn đề pháp lý về bảo hộ logo dưới dạng nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là bắt buộc để xác lập quyền sở hữu. Khác với quyền tác giả theo cơ chế bảo hộ tự động. Nhãn hiệu chỉ được bảo hộ khi chủ đơn nộp đơn đăng ký tới Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, không phải logo chỉ cần đăng ký là sẽ được bảo hộ. Luật Sở hữu trí tuệ quy định những điều kiện bảo hộ khác nhau. Logo thỏa mãn những điều kiện cụ thể sẽ được cấp văn bằng bảo hộ.

Thực trạng chồng chéo quy định của Luật sở hữu trí tuệ

Hiện nay, vi phạm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ không nhiều. Tuy nhiên vẫn tồn tại những tranh chấp nhất định do hậu quả đến từ sự chồng lấn giữa các cơ chế bảo hộ với nhau. Những tranh chấp này chủ yếu xảy ra do sự chồng chéo giữa cơ chế bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, gây khó khăn trong việc giải quyết vấn đề.

Kinh tế phát triển đặt Việt Nam vào những cơ hội, thách thức nhất định. Song song với đó, đòi hỏi cần có hành lang pháp lý hoàn thiện hơn và đủ mạnh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với các tài sản nói chung và logo của doanh nghiệp nói riêng. Do đó, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cùng việc nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền SHTT đối với logo của doanh nghiệp là một yêu cầu rất cấp bách

Kết luận

Bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu sẽ có những đặc trưng riêng. Tùy theo nhu cầu và quy mô kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn hình thức bảo hộ phù hợp. Từ những phân tích nêu trên, STARTUPLAND hi vọng doanh nghiệp có thể bảo hộ được logo của mình rộng nhất và tốt nhất để thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu và kinh doanh vững bền.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version