MỞ QUÁN ĂN NHỎ CẦN THỦ TỤC GÌ?

Mở quán ăn nhỏ đang là mô hình kinh doanh rất được ưa chuộng hiện nay. So với nhà hàng lớn, quán ăn nhỏ có đặc tính bỏ vốn ít lại thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, vì là cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chủ sở hữu cần phải tuân thủ một số lưu ý. Cùng StartupLand tìm hiểu các thủ tục pháp lý khi mở quán ăn nhỏ diễn ra như thế nào nhé!

Quán ăn nhỏ có cần đăng ký kinh doanh hay không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật an toàn thực phẩm năm 2010 có quy định: “Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể.”

Quán ăn là cơ sở kinh doanh ăn uống, thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, chủ sở hữu khi mở quán ăn nhỏ cần phải đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Mở quán ăn nhỏ thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Mở quán ăn nhỏ thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Thủ tục đăng ký kinh doanh quán ăn nhỏ

Đối với việc đăng ký kinh doanh – mở quán ăn có hai hình thức:

– Đăng ký hộ kinh doanh

– Đăng ký doanh nghiệp (Công ty TNHH, Công ty Cổ phần…)

Tuy nhiên, vì mô hình nhỏ, StartupLand khuyến khích quý khách hàng tiến hành đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:

– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT);

– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh. Hoặc của thành viên hộ gia đình (nếu các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh);

– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Nơi nộp: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở quán ăn.

Thời gian thực hiện: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Cơ sở kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ gồm các loại giấy tờ sau đây:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Mẫu số 01, Phụ lục I, Nghị định số 155/2018/NĐ-CP)

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở);

– Danh sách người sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

Nơi nộp: Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế

Thời gian thực hiện: Trong vòng 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành câp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Dịch vụ đăng ký mở quán ăn nhỏ tại StartupLand

Nắm bắt nhu cầu khách hàng, StartupLand cung cấp dịch vụ đăng ký kinh doanh quán ăn nhỏ. Đến với StartupLand, bạn sẽ được:

– Tư vấn từ A-Z mọi thắc mắc liên quan đến việc đăng ký kinh doanh quán ăn nhỏ: mã ngành nghề, vốn, thuế, thành phần hồ sơ,…

– Thay mặt bạn chuẩn bị, nộp hồ sơ xin Giấy phép đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  

– Sửa đổi, bổ sung hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước khi có yêu cầu;

– Nhận giấy phép và làm thủ tục khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế;

– Tư vấn, giải đáp tất cả các vấn đề pháp lý trong quá trình khách hàng vận hành kinh doanh.

Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ tại StartupLand:

– Đội ngũ chuyên viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cao;

– Được tư vấn kĩ càng về các quy định pháp luật, tính khả thi khi bảo hộ nhãn hiệu;

– Hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi;

– Chi phí được tối ưu hóa, tiết kiệm thời gian;

– Quý khách không cần di chuyển, làm việc trực tuyến, nhận giấy chứng nhận tận nơi.

Tin rằng với bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thủ tục pháp lý khi mở quán ăn nhỏ. Nếu quý khách hàng có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với StartupLand để được hỗ trợ nhanh chóng.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version