Làm gì tiếp theo sau khi thành lập doanh nghiệp?

VIEC CAN LAM SAU KHI THANH LAP DN
VIEC CAN LAM SAU KHI THANH LAP DN

Sau khi thành lập một doanh nghiệp, có một số công việc quan trọng cần được thực hiện NGAY LẬP TỨC để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và tuân thủ các quy định pháp luật. Dưới đây là một số việc cần làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp:

  1. Khắc dấu doanh nghiệp

Con dấu có ý nghĩa thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản mà nó đóng lên. Hay nói cách khác những hợp đồng, văn bản của công ty phải được đóng dấu thì mới phát sinh hiệu lực, nếu không có thì xem như vô hiệu.

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Thông thường nội dung con dấu sẽ gồm 2 thông tin quan trọng là:

– Tên doanh nghiệp

– Mã số thuế doanh nghiệp

Sau khi doanh nghiệp được thành lập, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục khắc dấu để có thể sử dụng trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

  1. Treo bảng tên công ty

Thời gian gần đây, để hạn chế các công ty ảo được lập ngày càng nhiều, các cán bộ thuế thường xuyên đi rà soát các công ty, đặc biệt là các công ty mới thành lập để xác định xem các công ty này có đang hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký hay không. Nếu công ty đó không treo bảng hiệu và xung quanh cũng không ai biết, thì khả năng cao công ty này sẽ bị khóa mã số thuế và được cập nhật tình trạng là NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Điều này cho chúng ta thấy việc treo bảng tên công ty tại địa chỉ kinh doanh cũng rất quan trọng, cần tuân thủ để tránh gặp các rắc rối pháp lý, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi không bị gián đoạn.

  1. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp mới thành lập phải mở tài khoản ngân hàng, tuy nhiên việc mở tài khoản ngân hàng sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều tiện ích như sau:

– Quản lý tài chính: Mở tài khoản ngân hàng cho phép doanh nghiệp quản lý các giao dịch tài chính một cách chính xác và tiện lợi. Doanh nghiệp có thể theo dõi thu chi, hạn chế sử dụng tiền mặt và tạo ra một hệ thống ghi chép tài chính dễ dàng theo dõi.

– Giao dịch kinh doanh: Tài khoản ngân hàng cho phép doanh nghiệp thực hiện các giao dịch kinh doanh như thanh toán nhà cung cấp đặc biệt là những hóa đơn có giá trị từ 20 triệu trở lên, nhận tiền từ khách hàng, chuyển khoản giữa các tài khoản, nộp thuế. Việc này giúp tạo ra sự tiện lợi, đảm bảo tính chính xác và tăng cường uy tín của doanh nghiệp.

– Tách biệt tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp: Mở tài khoản ngân hàng riêng cho doanh nghiệp giúp tách biệt rõ ràng giữa tài sản cá nhân và tài sản của doanh nghiệp. Điều này quan trọng để đảm bảo tính pháp lý và trách nhiệm tài chính riêng biệt.

– Tiếp cận các dịch vụ tài chính: Bằng cách mở tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính khác nhau mà ngân hàng cung cấp. Điều này bao gồm vay vốn, đầu tư, quản lý tiền tệ và các dịch vụ tài chính khác, giúp doanh nghiệp phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh.

  1. Thiết lập hồ sơ khai thuế lần đầu

Hồ sơ kê khai thuế ban đầu là bước rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa thành lập. Thông thường bộ hồ sơ sẽ gồm các giấy tờ cơ bản như sau:

– Tờ khai đăng ký hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

– Công văn đăng ký chế độ kế toán áp dụng

– Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định

– Giấy ủy quyền

Tuy nhiên, tùy từng chi cục thuế sẽ có những yêu cầu thêm khác đối với hồ sơ khai thuế như: Quyết định bổ nhiệm kế toán, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Thông tin doanh nghiệp, Hợp đồng thuê nhà,… Do đó, để đảm bảo hồ sơ đã được chuẩn bị đầy đủ, đúng quy định, người nộp hồ sơ nên liên hệ trước với chi cục thuế quản lý để được giải đáp chi tiết nhất.

  1. Mua chữ ký số

Chữ ký số còn được gọi là token, là một công nghệ mã hóa được sử dụng để bảo mật thông tin và xác thực danh tính trong các giao dịch điện tử. Chữ ký số có giá trị tương đương với văn bản có dấu và chữ ký giấy thông thường.Hay nói cách khác, chữ ký số được ví tương đương với chữ ký tay cá nhân hoặc con dấu của tổ chức trên môi trường giao dịch điện tử. Nhờ được công nhận về tính pháp lý, nên hiện nay chữ ký số được sử dụng để giao dịch thuế mạng, khai thuế hải quan điện tử, bảo hiểm xã hội, hợp đồng mua bán. Nó có tính bảo mật, an toàn, và rất nhanh chóng. Chi phí để sử dụng chữ ký số bạn có thể tham khảo theo hình dưới đây hoặc link sau https://startupland.vn/chu-ky-so-token/

BIEU PHI CHU KY SO
  1. Phát hành hóa đơn điện tử

Hiện nay, tất cả tổ chức, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đều bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 và Thông tư 78.

Bạn có thể tham khảo bảng giá dịch vụ hóa đơn điện tử Easyinvoice như hình bên dưới hoặc link sau: https://startupland.vn/hoa-don-dien-tu/

BIEU PHI HOA DON DIEN TU

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc nắm được tổng quát những việc quan trọng cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp và thực hiện. Nếu bạn muốn sử dụng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sau thành lập, đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!

Thông tin liên hệ

STARTUPLAND – VÙNG ĐẤT KHỞI NGHIỆP
Địa chỉ: Fimexco Office – tầng 5, số 231-233 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
Chi nhánh I: 41/3 Phan Đình Phùng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Hotline: 088 880 2358
Fanpage: StartupLand
Website: startupland.vn

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version