Kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử

kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu

Internet phát triển, nhu cầu của con người trên nền tảng số hoá cũng phát triển theo. Đặc biệt, giao dịch điển tử cũng vì thế mà đa dạng hơn. Thương mại điện tử phát triển mạnh tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Vân đề kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử được quy định ra sao. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Thương mại điện tử là gì?

Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định:

Thương mại điện tử (TMĐT) là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.

Khi nói về khái niệm thương mại điện tử nhiều người nhầm lẫn với khái niệm của Kinh doanh điện tử. Tuy nhiên, thương mại điện tử được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Hoạt động thương mại điện tử được hiểu là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại. Hoạt động này được tiến hành bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet.

Một số website thương mại điện tử được biết đến rộng rãi như Shopee, Sendo, Lazada… Amazon tự tin là sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới cả về doanh thu và vốn hóa thị trường.

Kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử

Lý do nên kinh doanh trên thương mại điện tử

Sự bùng nổ các công nghệ mới của lĩnh vực IT trong thời gian gần đây. Sự phát triển của các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) cũng là điều dễ hiểu. Mọi hoạt động thương mại truyền thống đã chuyển sang hình thức kinh doanh trực tuyến với nhiều lợi ích. Trong đó có thể kể đến:

  • giúp nhiều doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian
  • tăng hiệu suất của các hoạt động kinh doanh
  • cho phép các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như đơn đặt hàng hay hóa đơn điện tử

Hơn nữa, tình hình thị trường khó khăn vì Covid-19. Đã có sự thay đổi lớn trong nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Do đó, nhiều doanh nghiệp phải thay đổi mô hình kinh doanh để phù hợp với xu hướng mới trong trạng thái “bình thường mới”. Đây chính là cơ hội lớn để doanh nghiệp thúc đẩy các kênh bán hàng trực tuyến phát triển.

Các lưu ý pháp lý khi kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử

Thương nhân khi kinh doanh TMĐT phải thiết lập website thương mại điện tử bán hàng. Thủ tục thông báo với Bộ Công Thương được quy định cụ thể tại Thông tư 47/2014/TT-BTC. Hình thức đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi được thành lập theo quy định. Ngoài ra phải có đề án cung cấp dịch vụ nêu rõ đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Được thành lập theo quy định pháp luật
  • Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:
  • Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến;
  • Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
  • Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định

Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu khi kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử

Hiện nay, các trang thương mại điện tử có quy định khác nhau liên quan đến điều kiện kinh doanh shop mall. Với Shopee, chủ shop hoàn toàn có thể tự xây dựng nhãn hiệu Shopee mall của mình chỉ qua việc cung cấp các giấy tờ sau đây:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Quyết định chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ
  • Hồ sơ chứng nhận an toàn theo ngành nghề kinh doanh

Như vậy, các trang thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, Sendo chỉ yêu cầu cung cấp giấy xác nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ. Hay nói cách khác chủ đơn chỉ cần hoàn thành và được công nhận từ bước thẩm định hình thức đơn đã đủ để kinh doanh.

Có thể thấy sự cởi mở của các nền tảng nhằm tạo điều kiện hết mức có thể cho người bán nắm bắt cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên, chính việc đơn giản hóa tối đa đã mang lại nhiều rủi ro dưới góc độ pháp lý. Bảo hộ nhãn hiệu là bước đầu tiên để xây dựng chỗ đứng cho sản phẩm. Với quy định hiện hành, chủ đơn chỉ tốn tối đa hai tháng để hợp pháp kinh doanh. Vậy nếu như Cục Sở hữu trí tuệ từ chối bảo hộ nhãn hiệu sau thời gian thẩm định thì sao? Hay nói cách khác, tạo dựng chỗ đứng tại trang shopping mall sau hơn một năm nhưng lại không được bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ như thế nào?

Kết luận:

Từ những chia sẻ pháp lý về vấn đề kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. STARTUPLAND hi vọng doanh nghiệp kinh doanh ngày càng thành công và phát triển.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version