Khi nào phải giải thể doanh nghiệp?

Khi nao phai giai the doanh nghiep?
Khi nao phai giai the doanh nghiep?

Khi nào phải giải thể doanh nghiệp? 

Sau khi thành lập và hoạt động doanh nghiệp không kinh doanh hiệu quả hoặc không tìm được hướng phát triển như đã đề ra. Nhiều doanh nghiệp không còn khả năng tiếp tục kinh doanh. Hoặc không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh bên cạnh lựa chọn giải pháp thủ tục tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Lúc này doanh nghiệp có thể lựa chọn rút lui hẳn khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể doanh nghiệp. Cùng STARTUPLAND tham khảo ngay bài viết bên dưới để hiểu hơn về giải thể doanh nghiệp. 

Khi nào doanh nghiệp phải tiến hành giải thể? 

1. Trường hợp doanh nghiệp doanh phải giải thể: giải thể tự nguyện 

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo nghị quyết; quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên; chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.

2. Trường hợp doanh nghiệp phải giải thể bắt buộc

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục; mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Lưu ý là doanh nghiệp tiến hành giải thể khi nào phụ thuộc vào việc bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ; nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Sau khi giải thể; doanh nghiệp bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh và chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp.

Hướng dẫn thủ tục giải thể doanh nghiệp 

Theo khoản 1 Điều 207 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định thủ tục giải thể doanh nghiệp bao gồm: 

 Bước 1: Thông qua quyết định giải thể 

Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
– Lý do giải thể;
– Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
– Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
– Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;

Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể 

Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể. 

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp. 

Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh.

Dịch vụ giải thể công ty tại StartupLand 

Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công nhiều khách hàng trong lĩnh vực giải thể công ty, doanh nghiệp. Cùng một đội ngũ chuyên pháp lý, không những giải quyết các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, StartupLand luôn hỗ trợ khách hàng trong việc cập nhật những thông tin mới nhất, nhanh chóng và kịp thời.    

StartupLand đã và đang nhận được sự tín nhiệm của khách hàng với một quy trình tư vấn, giải thể chặt chẽ. Nhờ sự phối hợp từ các bộ phận tư vấn: từ tư vấn các hồ sơ thủ tục pháp lý, sổ sách kế toán, thủ tục giải thể công ty được tiến hành nhanh chóng, đảm bảo hạn chế thấp nhất các rủi ro cho khách hàng. 

Để duy trì hoạt động của một doanh nghiệp cần rất nhiều yếu tố. Để doanh nghiệp phát triển còn cần cả một nỗ lực rất lớn từ chính doanh nghiệp và một phần cũng từ cơ chế hỗ trợ các chính sách từ Nhà nước.

Hy vọng với những thông tin trên sẽ mang đến góc nhìn đa chiều hơn về các vấn đề giải thể doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!

 

 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version