Hướng dẫn đăng ký bản quyền cho website 2022

Dang ky ban quyen cho website 2022
Dang ky ban quyen cho website 2022

Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh rất dễ xảy ra trên không gian mạng. Một số tình trạng “đạo nhái website”, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của chủ sở hữu website. Khi đó, đăng ký bản quyền cho website là một trong những biện pháp hữu hiệu được đưa ra khắc phục tình trạng trên. Vậy ngoài lợi ích ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì việc đăng ký bảo hộ website còn có những lợi ích gì, hồ sơ, thủ tục đăng ký bản quyền như thế nào? Hãy cùng STARTUPLAND tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé!

Vì sao nên đăng ký bản quyền cho website?

Trong thời đại công nghệ số phát triển, website đã trở thành tài sản quan trọng của chủ sở hữu. Việc đăng ký bản quyền trang web mang đến lợi ích rõ rệt nhất chính là việc bảo đảm an toàn cho tài sản thuộc sở hữu của bạn. Đặc biết là giúp tránh khỏi các nguy cơ bị xâm hại từ các hành vi xâm phạm bản quyền tràn lan. Cụ thể, việc đăng ký bản quyền website sẽ mang lại những lợi ích cho chủ sở hữu như sau:

– Ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật như đánh cắp các dữ liệu, sao chép hay lạm dụng website với mục đích xấu.
– Như một sự chứng nhận cho tinh thần sáng tạo. Đặc biệt là những nội dung độc quyền của bên sở hữu trang web. Hơn hết đó cũng là sự nỗ lực làm việc của doanh nghiệp.
– Khẳng định và tuyên bố chủ quyền sở hữu đối với website. Do đó, khi tổ chức hoặc cá nhân bên ngoài của doanh nghiệp muốn dùng website thì phải có được sự đồng ý của chủ sở hữu.
– Bảo vệ cho quyền lợi chủ sử hữu trang website khi tranh chấp giành quyền sở hữu giữa các bên xảy ra.
– Giấy đăng ký bản quyền website được công nhận như một tài sản. Đặc biệt nó có thể dùng để chuyển nhượng, cho tặng hoặc thừa kế. 

Dù việc đăng ký bản quyền website không là một thủ tục bắt buộc. Tuy nhiên, với các lợi ích mà nói mang lại khi đăng ký bản quyền website thì doanh nghiệp nên cân nhắc để được đảm bảo quyền lợi và được bảo hộ bởi các cơ quan có thẩm quyền một cách tốt nhất.

Hình thức đăng ký bản quyền cho trang web

Thành phần cấu tạo chủ yếu cho website được chia thành 02 loại bao gồm giao diện của website và mã nguồn (code) tạo ra website. Tương ứng với điều đó có hai cách để đăng ký bản quyền website là:

(i) Đăng ký bảo hộ bản quyền cho giao diện website dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
(ii) Đăng ký bảo hộ bản quyền cho code website dưới hình thức chương trình máy tính.

Bạn có thể lựa chọn đăng ký 1 trong 2 hình thức. Nếu cần thiết bạn có thể tiến hành đăng ký bản quyền cho cả 2 hình thức đã nêu trên.

Hồ sơ thủ tục đăng ký bản quyền cho website

1. Hồ sơ đăng ký bản quyền website đối với giao diện website  

– Đơn đăng ký bản quyền giao diện website
– Cam đoan của tác giả viết giao diện do mình sáng tạo ra và không sao chép của bất kỳ ai
– Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm (áp dụng trong trường hợp tác giả kiêm chủ sở hữu);
– Quyết định của công ty giao việc cho tác giả sáng tạo ra giao diện website (trong trường hợp công ty là chủ sở hữu website); Hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tạo (thiết kế) ra giao diện website;
– 02 bản in giao diện website trên Giấy A4;
– Bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả;
– Bản sao chứng minh thư của chủ sở hữu (cá nhân) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty (pháp nhân);

2. Hồ sơ đăng ký bản quyền website đối với mã nguồn (code) của website 

– Đơn đăng ký bản quyền chương trình máy tính;
– 02 đĩa CD chứa code của website;
– 02 bản in code website kèm theo giao diện trang chủ
– Cam đoan của tác giả về việc tự viết code website, không sao chép của bất kỳ cá nhân/tổ chức nào
– Quyết định giao việc cho nhân viên ra code website (trong trường hợp tác giả là nhân viên công ty) hoặc hợp đồng thuê bên ngoài thiết kế (trường hợp thuê bên thứ 3 tiến hành)
– 01 bản sao chứng minh thư nhân dân của tác giả
– 01 bản sao chứng minh thư nhân dân của của chủ sở hữu website (cá nhân) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ sở hữu website (pháp nhân)

Thủ tục đăng ký bản quyền website 

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chủ sở hữu (hoặc người đại diện) của website sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền là Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hoá Thể Thao và Du lịch. Bạn có thể nộp thông qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp ở 3 địa điểm dưới đây:

1. Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả thành phố Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, TP. HCM.
2. Trụ sở Cục Bản quyền tác giả Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
3. Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả thành phố Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Khi hồ sơ của bạn được tiếp nhận, trong khoảng từ 15 đến 45 ngày. Tiếp đó nếu hồ sơ bạn hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền trang web cho bạn. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả sẽ thông báo cho người đã nộp đơn bằng văn bản.

Hy vọng với những thông tin mà STARTUPLAND cung cấp trên. Chắc chắn mỗi khách hàng đều đã trang bị cho mình được những kiến thức cần thiết liên quan đến đăng ký bản quyền website. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ ngay với STARTUPLAND để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất. 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version