Hóa đơn điện tử: Giải pháp cho thời công nghệ 4.0

Hoa don dien tu
Hoa don dien tu

Hóa đơn điện tử là một trong những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực quản lý tài chính hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu một số thông tin cơ bản về hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và những lợi ích mà nó mang lại.

Hoa don dien tu
  1. Hóa đơn điện tử trong thời đại 4.0 và ý nghĩa của nó:

Thời đại công nghệ 4.0 là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả một giai đoạn tiến hóa mới trong lĩnh vực công nghệ và kinh tế. Nó đề cập đến sự kết hợp giữa công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, robot học, hệ thống thông minh và các công nghệ mới khác để tạo ra một môi trường kết nối, thông minh và tự động hơn.

Thời đại công nghệ 4.0 đã và đang tác động đến nhiều lĩnh vực trong xã hội và kinh tế, bao gồm sản xuất, nông nghiệp, y tế, giao thông, dịch vụ tài chính và nhiều lĩnh vực khác. Không những vậy, nó còn tác động tương đối lớn đến các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Hóa đơn điện tử ra đời là bước ngoặt lớn của ngành công nghệ hiện tại, giúp các cơ quan, doanh nghiệp bắt kịp xu thế hiện đại hóa.

Theo thông tư 78, hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Việc sử dụng hóa đơn điện tử mang lại cho doanh nghiệp những cơ hội mới như tự động hóa quy trình, tăng cường hiệu suất, rút ngắn thời gian xử lý và giao nhận hóa đơn, từ đó giảm thiểu công sức và chi phí cho doanh nghiệp.

  1. Hình thức hóa đơn: 3 hình thức

– Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: là hóa đơn được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.

– Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế: là hóa đơn do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế

– Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế: là hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã

  1. Loại hóa đơn điện tử: 6 loại

Hóa đơn giá trị gia tăng: dành cho tổ chức khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:

a.Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

b.Hoạt động vận tải quốc tế;

c.Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

d.Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:

a. Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:

– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;

– Hoạt động vận tải quốc tế;

– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

b. Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

Hóa đơn bán tài sản công

Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia

Các loại hóa đơn khác: tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử

Chứng từ điện tử được sử dụng và quản lý như hóa đơn: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ điện tử, phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý điện tử

  1. Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT)

a. Đối tượng áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế:

5 nhóm đối tượng:

-Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trừ trường hợp thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn không có mã của cơ quan thuế (k.1 Đ.91 Luật Quản lý thuế 2019)

-Doanh nghiệp thuộc đối tượng đang sử dụng HĐĐT không mã có nhu cầu chuyển đổi sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế (k.1 Đ.5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)

-Doanh nghiệp rủi ro cao về thuế

Người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng HĐĐT không có mã nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế; và Được cơ quan thuế thông báo về việc chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế trong thời gian 10 ngày làm việc (k.2 Đ.5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)

-Hộ, cá nhân kinh doanh

-Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc trường hợp được cơ quan thuế chấp nhận cấp HĐĐT có mã theo từng lần phát sinh để giao cho khách hàng (K. 4 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019; k. 2 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP)

b. Đối tượng áp dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế:

-Doanh nghiệp kinh doanh ở 15 lĩnh vực: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy; (k.2 Đ.91 Luật Quản lý thuế 2019)

-Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập HĐĐT đáp ứng lập, tra cứu HĐĐT, lưu trữ dữ liệu HĐĐT theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu đến người mua và đến cơ quan thuế (k.2 Đ.91 Luật Quản lý thuế 2019)

-Doanh nghiệp thuộc trường hợp rủi ro cao về thuế chuyển sang sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế nhưng sau 12 tháng kể từ thời điểm chuyển sang nếu người nộp thuế có nhu cầu sử dụng HĐĐT không có mã (k.2 Đ.5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)

HĐĐT theo Nghị định 123 là một giải pháp hiện đại và tiên tiến cho quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Bằng cách áp dụng HĐĐT, doanh nghiệp có thể tận dụng các lợi ích như chính xác, minh bạch, bảo mật thông tin và tiện lợi trong việc truy xuất dữ liệu. Việc triển khai HĐĐT đòi hỏi sự đầu tư ban đầu, nhưng đem lại lợi ích lớn và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời đại số hóa.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về hóa đơn điện tử và những lợi ích mà nó mang lại. Nếu quý khách muốn được hỗ trợ và tư vấn về hóa đơn điện tử thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!

Thông tin liên hệ

STARTUPLAND – VÙNG ĐẤT KHỞI NGHIỆP
Địa chỉ: Fimexco Office – tầng 5, số 231-233 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Thành, Quận 1, Ho Chi Minh City, Vietnam
Chi nhánh I: 41/3 Phan Đình Phùng, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TP. HCM
Hotline: 088 880 2358
Fanpage: StartupLand
Website: startupland.vn

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version