Gợi ý cách quản lý chi tiêu hiệu quả năm 2023

Goi y cach quan ly chi tieu hieu qua trong nam 2023

Cùng kế toán trưởng gợi ý cách quản lý chi tiêu hiệu quả 2023

Không ít người trong chúng ta hay gặp phải các vấn đề về tài chính. Đặc biệt là những lần luôn đau đầu để làm sao không “vung tay quá trán”. Để có nguồn tài chính dồi dào hơn, bên cạnh việc tăng cường thu nhập. Bạn cũng cần quản lý chi tiêu một cách hợp lý, hiệu quả nhất. Thực tế, hầu hết các vấn đề liên quan đến chi tiêu quá mức đều bắt nguồn từ thói quen cá nhân. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu cách quản lý tài chính để bạn không còn gặp rắc rối với các khoản chi tiêu bất hợp lý nữa nhé!

Những cách quản lý chi tiêu hiệu quả 

1. Bắt đầu với sổ sách kế toán 

Có thể thấy, hiện nay sẽ nhiều phương pháp quản lý chi tiêu khác nhau. Điểm chung của những cách này là phân chia số tiền cần thiết cho từng mục đích theo tỷ lệ.

Đầu tiên, bạn cần liệt kê chi tiết các khoản chi tiêu cần thiết mỗi tháng và hàng năm. Sau đó chia thu nhập thành ba phần. Bằng phương pháp, chúng ta có thể vừa tiết kiệm vừa có thể được sử dụng một cách tự do nhất có thể. 

Ngoài ra cách phổ biến nhất để kiểm soát tình trạng thu chi là “sổ sách kế toán“. Bởi lẽ nó có thể tiết kiệm được những khoản chi không cần thiết.  Tuy nhiên nhiều người lại thấy việc hạch toán rườm rà, không cần thiết, dễ bỏ cuộc giữa chừng. Và dẫn đến kết quả là ngân sách vẫn bị thâm hụt.

Nhờ ghi chép sổ sách, chúng ta có thể nắm được các khoản chi tiêu mỗi tháng. Sau khi hiểu được tình hình, bạn có thể lập ngân sách các khoản chi cho sinh hoạt hàng tháng và phân bổ số tiền sao cho hợp lý nhất. 

2. Tiết kiệm trước, chi tiêu sau

Thông thường mỗi tháng khi đến kỳ chi lương, mọi người thường có xu hướng chi trả các hóa đơn tiền điện, nước trước. Sau đó họ mua cho mình và gia đình một món gì đó để tự thưởng cho bản thân. Phần tiền còn lại là để chi tiêu trong tháng tiếp theo và nếu còn tiền thì mới tiết kiệm.

Và cuối cùng là dẫn đến có rất nhiều người không những cuối tháng không tiết kiệm được đồng nào. Hơn nữa còn thiếu tiền chi tiêu cho những ngày còn lại đến mức phải đi mượn tiền tiêu.

Có thể thấy cách làm như thế về lâu về dài không tốt chút nào. Thay vào đó khi lương đến, bạn nên học cách chi tiêu tiết kiệm bằng cách ấn định một khoản chi tiêu cá nhân riêng ra. Đặc biệt trong đó nhất phải có một khoản nhỏ để tiết kiệm trước. Sau đó mới bắt đầu chi những khoản ngoài.

3. Sử dụng sổ tay chi tiêu hoặc các ứng dụng quản lý tài chính hiệu quả

Nhiều bạn hay sử dụng sổ tay chi tiêu để liệt kê các nguồn thu nhập và khoản chi. Đến cuối tháng sẽ tổng kết lại mình đã tiêu đi bao nhiêu tiền. Cũng như từng chi tiêu vào những khoản nào, vào những việc gì. Việc nào cần thiết việc nào không rồi từ đó đưa ra những điều chỉnh hợp lý cho những tháng sau đó.

Ngoài ra, ngày nay cũng thêm không ít các app trên di động có thể giúp bạn quản lý chi tiêu tài chính cá nhân thay vì là sử dụng sổ tay vật lý. Một số app nổi tiếng và miễn phí có thể kể đến là Money Lover, Money Keeper, Spendee …

4. Gửi tiết kiệm ngay khi có thu nhập 

“Hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm, đừng tiết kiệm những khoản còn lại sau khi tiêu”. 

Khi đã xác định được số tiền tiết kiệm mục tiêu trong mỗi tháng, điều bạn cần làm là cất khoản tiền này đi ngay khi có thu nhập. Tất nhiên, gửi tiết kiệm ngân hàng là phương án hợp lý nhất nếu bạn muốn tối ưu hóa chi tiêu. Đặc biệt là tránh sử dụng quá tay vào phần tiền tiết kiệm mục tiêu. Điều này giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. 

Điều này không những giúp ta cắt giảm chi tiêu, bạn còn nhận được tiền lãi cho số tiền đã dành dụm. Nhiều người lo lắng rằng khi gửi tiết kiệm mình sẽ phải gửi 1 lúc cả khoản tiền lớn mà lãi suất lại không cao. Hơn nữa đồng tiền sẽ bị mất giá theo thời gian,… Tuy nhiên, ngay cả khoản tiết kiệm không nhỏ nhưng nếu được gia tăng thường xuyên. Hoặc tích lũy theo thời gian cũng có khả năng sinh lời bất ngờ.

5. Phương pháp quản lý chi tiêu tài chính cá nhân 50/30/20 

Theo phương pháp chi tiêu 50/30/20 này, bạn có thể chia thu nhập của mình thành 3 khoản:
– 50% thu nhập dành cho các nhu cầu thiết yếu bao gồm: ăn uống, tiền điện nước, tiền nhà,…
– 30% thu nhập tiếp theo để dành cho các nhu cầu giải trí như: du lịch, đi chơi với bạn bè, liên hoan,…
– 20% phần chi tiêu còn lại là để cho tiết kiệm và thanh toán các khoản nợ.

Cách quản lý tài chính chi tiêu hiệu quả này nổi tiếng và được áp dụng vì sự đơn giản, thích hợp cho người mới bắt đầu. Do mới bắt đầu quản lý cho chi, một mô hình đơn giản sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn những mô hình quá khắt khe.
Ưu điểm: dễ áp dụng cho người mới bắt đầu quản lý tiền bạc của bản thân.
– Nhược điểm: không thể giúp bạn mở rộng khoản tiết kiệm, có thêm thu nhập.

Trên là những tổng hợp những cách quản lý chi tiêu, hy vọng sẽ giúp bạn thiết lập những kế hoạch chi tiêu hiệu quả nhất cho năm 2023 sắp đến. Chúc bạn thành công! 

Tham khảo thêm: 
Dịch vụ dọn dọn dẹp sổ sách kế toán
Dịch vụ thành lập công ty 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version