DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Doanh nghiệp xã hội

Ngày nay, loại hình Doanh nghiệp xã hội (DNXH) có lẽ không còn xa lạ đối với nhiều người. Bạn đã nắm rõ về pháp lý của loại hình này cũng như vai trò của doanh nghiệp? Sau đây, hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Khái niệm

Theo quy định tại Điều 10 Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật.

+ Mục tiêu hoạt động nhằm mục đích giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích của cộng đồng.

+ Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

Như vậy, về bản chất thì DNXH cũng giống như những doanh nghiệp bình thường vì đều tổ chức dưới thức doanh nghiệp. Nhưng về mục tiêu hoạt động thì DN phải sử dụng lợi nhuận của mình để phục vụ cho lợi ích của xã hội, trong khi những DN bình thường có quyền tùy ý sử dụng lợi nhuận của mình miễn là không vi phạm pháp luật. Hay nói một cách khác, DNXH được thành lập để giải quyết các vấn đề tồn đọng của xã hội như môi trường, nghèo đói, bảo vệ quyền lợi của trẻ em…

Các loại hình doanh nghiệp xã hội

Tùy theo mục tiêu hoạt động mà DNXH có thể được chia thành những loại hình như sau:

+ DNXH phi lợi nhuận: Hầu hết các DNXH phi lợi nhuận đều phát triển từ nền tảng tổ chức phi chính phủ và thường hoạt động dưới các hình thức như câu lạc bộ, trung tâm, quỹ, nhóm tình nguyện…Nhưng khác với tổ chức phi chính phủ, DNXH phi lợi nhuận có khả năng đưa ra những giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết các vấn đề của xã hội, từ đó thu hút nguồn vốn đầu tư hiệu quả hơn.

+ DNXH không vì lợi nhuận: Đa số các DN loại này thường được thành lập bởi các doanh nhân xã hội dưới hình thức công ty TNHH hoặc công ty cổ phần. Ngay từ khi thành lập thì DNXH không vì lợi nhuận đã xác định rõ mục tiêu hoạt động là dùng mục tiêu kinh tế để làm phương tiện đạt được mục tiêu phát triển xã hội. Hay nói một cách khác, lợi nhuận mà DN thu được sẽ được sử dụng để tái đầu tư hoặc mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận: Khác với hai loại hình bên trên, doanh nghiệp có định hướng xã hội ngay từ đầu đã xác định và xây dựng mình hoạt động theo mô hình thu lợi nhuận và những lợi nhuận này vẫn sẽ được chia cho các cổ đông. Tuy nhiên, mục đích hoạt động của loại hình doanh nghiệp này không phải là tối đa hóa nguồn thu nhập cho các cổ đông mà thay vào đó là đặt mục tiêu xã hội lên trên hết. Mọi cổ đông đều sẽ chia sẻ giá trị chung, phần lớn lợi nhuận sẽ được sử dụng để đầu tư, trợ cấp cho các vấn đề của xã hội. Do đó, loại hình doanh nghiệp này thường sẽ hướng đến những nhà đầu tư quan tâm cả vấn đề lợi nhuận lẫn vấn đề xã hội.

Thủ tục thành lập

Thủ tục thành lập của DNXH tương ứng với thủ tục thành lập một doanh nghiệp của từng loại hình công ty, tùy theo loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, kèm theo những giấy tờ theo thủ tục thành lập doanh nghiệp, DNXH cần phải bổ sung thêm cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

Trên đây là một số vấn đề liên quan đến DNXH giúp doanh nghiệp xác định rõ đâu là mô hình kinh doanh mà mình muốn hướng đến. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc thành lập DNXH, đừng ngần ngại liên hệ STARTUPLAND để được hỗ trợ sớm nhất.

By Ngọc Diệp - StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version