Doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh và 03 lưu ý pháp lý

luu-y-cho-cong-ty-khoi-nghiep

Ngày nay “start-up” có lẽ không còn là khái niệm xa lạ với nhiều người. Hầu hết mọi người đều tin rằng kinh doanh là con đường ngắn nhất để giúp nền kinh tế phát triển. Vậy làm sao để khởi nghiệp thành công vẫn đang là một câu hỏi lớn. Cùng “soi” vấn đề thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp dưới góc nhìn pháp lý để loại bỏ những rủi ro cho bước đầu hội nhập thị trường. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Doanh nghiệp khởi nghiệp cần đăng ký kinh doanh

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020,

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh

Theo đó, đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh. Cụ thể, đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tài liệu pháp lý bắt buộc. Đây là sự cam kết uy tín về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Tiến hành đăng ký kinh doanh tức là doanh nghiệp đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Điều này tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra. Doanh nghiệp khởi nghiệp cần

Doanh nghiệp khởi nghiệp cần chú trọng quyền sở hữu trí tuệ

Tài sản trí tuệ là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp. Theo thống kê cho thấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn còn xem nhẹ những quyền lợi về tài sản này. Để tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, doanh nghiệp cần chú trọng vấn đề pháp lý về sở hữu trí tuệ. Bảo vệ tốt tài sản trí tuệ là cách ngắn nhất để thu hút nguồn vốn đầu tư cũng như đánh mạnh vào thị hiếu khách hàng.

Tài sản trí tuệ của doanh nghiệp bao gồm quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp như nhãn hiệu, sáng chế, tên thương mại…Giữa hàng ngàn sản phẩm, dịch vụ trên thị trường cùng với sức cạnh tranh khốc liệt. Doanh nghiệp cần làm tốt công tác bảo vệ quyền lợi liên quan tới tài sản trí tuệ. Điều này thể hiện được tầm nhìn chiến lược của các nhà lãnh đạo tài ba. Hơn nữa, nắm vững kiến thức về sở hữu trí tuệ sẽ giúp doanh nghiệp tránh các hành vi xâm phạm quyền.

Pháp lý nội bộ của doanh nghiệp

Các tài liệu pháp lý quan trọng cần lưu nội bộ

Tài liệu pháp lý là một phần vô cùng quan trọng trong suốt quá trình vận hành của doanh nghiệp. Doanh nghiệp bắt buộc phải lưu giữu tài liệu tại trụ sở chính của công ty. Theo quy định tại Điều 11 Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau:

  • Điều lệ công ty
  • Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
  • Tài liệu xác nhận quyền sở hữu tài sản của công ty
  • Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm

Tại sao phải lưu giữ tài liệu

Sở dĩ, doanh nghiệp cần phải lưu giữu tài liệu vì các nguyên do sau

  • Để đảm bảo rằng doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lưu trữ tài liệu. Tránh trường hợp doanh nghiệp bị phạt hành chính nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra.
  • Tránh tình trạng thất lạc các tài liệu quan trọng. Hơn nữa, việc lưu trữ tài liệu quan trọng giúp doanh nghiệp giữ được thông tin nội bộ, bí mật kinh doanh.         
  • Thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan. Theo đó, quá trình rà soát thông tin và phân loại tài liệu cũng trở nên nhanh chóng hơn.
  • Hoạt động này không chỉ giúp doanh nghiệp phòng tránh được những rủi ro không cần thiết. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru, tạo nên giá trị cho tương lai.

Kết luận:

Những lưu ý pháp lý chúng tôi đã chia sẻ, hi vọng sẽ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn. Nắm được các kiến thức pháp lý sẽ giúp các startup có một định hướng phát triển bền vững.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version