Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh thiết bị y tế cần lưu ý gì?

kinh-doanh-thiet-bi-y-te-luu-y-cho-doanh-nghiep

Thị trường mở rộng, nền kinh tế cũng vì thế mà thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh Covid 19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thiết bị y tế trở thành mặt hàng cấp thiết. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh thiết bị y tế cần lưu ý gì? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh thiết bị y tế là gì?

Theo quy định tại Luật đầu tư 2020,

“Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.

Từ định nghĩa này có thể hiểu, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập tại Việt Nam kinh doanh thiết bị y tế cần tuân thủ các quy định theo luật Việt Nam. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài đứng ra quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Các lưu ý pháp lý cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh thiết bị y tế

Lưu ý về ngành nghề kinh doanh trang thiết bị y tế

Căn cứ theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO về ngành nghề. Nhà đầu tư nước ngoài là thành viên của WTO không giới hạn tỷ lệ sở hữu với ngành kinh doanh thiết bị y tế. Đồng thời không có cấm hay hạn chế nhà đầu tư thực hiện đầu tư vào ngành nghề này.

Theo quy định về Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật đầu tư 2020 Số 184 Phụ lục IV. Ngành nghề kinh doanh trang thiết bị y tế thuộc danh mục ngành nghề có điều kiện.

Trang thiết bị y tế là gì?

Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định 169/2018/NĐ-CP quy định:

Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau đây:

– Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;

– Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;

– Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;

– Kiểm soát sự thụ thai;

– Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét nghiệm;

– Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh thiết bị y tế cần lưu ý về thủ tục hải quan

Các trang thiết bị y tế nhập khẩu phải được đăng ký lưu hành, trang thiết bị y tế đã có số lưu hành tại Việt Nam được xuất nhập khẩu theo yêu cầu, không hạn chế số lượng và không phải qua Bộ Y tế phê duyệt.

Trang thiết bị y tế gồm 2 nhóm được phân làm 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:

a) Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.

b) Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, trong đó:

– Trang thiết bị y tế thuộc loại B: có mức độ rủi ro trung bình thấp;

– Trang thiết bị y tế thuộc loại C: có mức độ rủi ro trung bình cao;

– Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.

Lưu ý về quy định thuế

Theo quy định tại Nghị định 36/2016/NĐ-CP sản xuất trang thiết bị y tế được ưu đãi về thuế

Thuế XNK theo biểu thuế XNK hiện hành.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thiết bị y tế: Tùy theo mã HS.

Mã HS viết tắt của Harmonized Commodity Description and Coding System, có nghĩa là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Đây là mã số dùng để phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành. Dựa vào mã số này, cơ quan hải quan sẽ áp thuế xuất nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp, đồng thời có thể thống kê được thương mại trong nước và xuất nhập khẩu.

Thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành đang thực hiện tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Thuế nhập khẩu ưu đãi theo HS từ 0% đến 25%

Trong trường hợp thiết bị y tế được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Thuế VAT của thiết bị y tế theo Luật Thuế là 5% – 10%.

Các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng cho y tế khác theo xác nhận của Bộ Y tế.

=> chịu thuế suất 5%

Kết luận:

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài kinh doanh thiết bị y tế cần nắm được những lưu ý quan trọng. Ưu đãi thuế hiện hành sẽ là động lực thúc đẩy nguồn vốn nước ngoài.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version