Dịch vụ lữ hành năm 2021 cần lưu ý điều gì?

dich-vu-lu-hanh-nam-2021-canluu-y-dieu-gi

Khi nhắc đến công ty du lịch mọi người đều có suy nghĩ đây là công ty hoạt động về mảng lữ hành. Nhưng thực tế thì công ty du lịch không chỉ kinh doanh một mảng du lịch. Ngoài ngành chính, công ty còn kinh doanh thêm các sản phẩm bổ trợ như vận tải khách du lịch, kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú… Vậy dịch vụ lữ hành cần lưu ý những vấn đề pháp lý gì. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu nhé!

Dịch vụ lữ hành là gì?

Theo quy định tại Luật du lịch 2017:

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.

Có thể thấy đây là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.

Khách du lịch bao gồm

  • Khách du lịch nội địa: công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
  • Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
  • Khách du lịch ra nước ngoài: công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

Một số công ty du lịch uy tín và nổi tiếng ở Việt Nam như:

  • Công ty du lịch Vietravel
  • Công ty cổ phần Việt Nam Booking
  • Công ty Saigontourist

Các quy định về dịch vụ lữ hành

Điều kiện hoạt động ngành nghề du lịch lữ hành

Căn cứ theo điều 31 Luật du lịch 2017, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

Chủ doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ theo quy định. Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính duyệt hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Ký quỹ tại ngân hàng;

Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp hoạt động.

3. Người phụ trách phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành.

Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch

Điều kiện về người phụ trách kinh doanh

Người phụ trách là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận.

Chuyên ngành về lữ hành có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch”

Bao gồm:

  • Quản trị du lịch và lữ hành;
  • Quản trị lữ hành;
  • Điều hành tour du lịch;
  • Marketing du lịch;
  • Du lịch;
  • Du lịch lữ hành;
  • Quản lý và kinh doanh du lịch;
  • Quản trị du lịch MICE;
  • Đại lý lữ hành;
  • Hướng dẫn du lịch;

Cập nhật những quy định mới nhất về dịch vụ lữ hành

Từ ngày 28/10/2021 tiền ký quỹ ngành này sẽ được giảm 80% đến hết ngày 31/12/2023.

STTQuy định cũ (Nghị định 168/2017/NĐ-CP)Quy định mới (Nghị định 94/2021/NĐ-CP)
1Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồngMức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng
2Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:   a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;  
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;  
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:  
a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 (năm mươi triệu) đồng;    
b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;  
c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng”.  

Trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ

Các ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm :

  • Thu hồi Giấy chứng nhận tiền ký quỹ đã cấp cho doanh nghiệp
  • Cấp mới Giấy chứng nhận tiền ký quỹ theo mức ký quỹ nêu trên
  • Đồng thời, ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả số tiền chênh lệch giữa mức ký quỹ cũ và mới

Từ ngày 1/1/2024, doanh nghiệp phải đổi GCN tiền ký theo mức ký quỹ quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP. Hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đổi.

Kết luận

Dịch vụ lữ hành là ngành nghề có điều kiện. Vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý các lưu ý để hoạt động hợp pháp. Hiện tại, chính sách hỗ trợ mới của nhà nước sẽ thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phục hồi sau đại dịch và ngày càng phát triển.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version