Đăng ký bản quyền cho tác phẩm kiến trúc 2022

Dang ky ban quyen cho tac pham kien truc
Dang ky ban quyen cho tac pham kien truc

Tác phẩm kiến trúc bao gồm các công trình kiến trúc được thiết kế bởi các tác giả là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của luật sở hữu trí tuệ. Việc đăng ký tác phẩm kiến trúc hay còn có thể hiểu là đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc. Vậy việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm kiến trúc như thế nào? Hãy cùng STARTUPLAND tham khảo ngay bài viết bên dưới nhé! 

Tác phẩm kiến trúc là gì? 

Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt đứng, mặt cắt, mặt bằng, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, đo thị, công trình, hệ thống đô thị, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.

Các loại tác phẩm kiến trúc được bảo hộ

Bản quyền tác phẩm kiến trúc có thể được hiểu là một thuật ngữ nhằm để biểu hiện, thể hiện quyền tác giả có đối với các tác phẩm kiến trúc của tác giả sáng tạo ra tác phẩm đó.

Theo Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 thì các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học: 

– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm kiến trúc;
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
– Tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Theo quy định trên thì tác phẩm kiến trúc là tác phẩm nghệ thuật được bảo hộ quyền tác giả.

Trình tự thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm kiến trúc

Hồ sơ đăng ký bao gồm: 

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả theo mẫu
– 02 bản sao tác phẩm kiến trúc (ảnh chụp không gian ba chiều) đăng ký
– Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ là người được ủy quyền)
– Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có)
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung)

Thủ tục đăng ký 

Bước 1: Nộp hồ sơ và phí/lệ phí tại cơ quan có thẩm quyền

Chủ đơn có thể lựa chọn nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện:
– Cục bản quyền tác giả tại Hà Nội
– Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại Đà Nẵng
– Văn phòng đại diện Cục bản quyền tác giả tại Hồ Chí Minh

Bước 2: Xử lý hồ sơ 

Sau khi nhận được hồ sơ, Cục bản quyền tác giả sẽ xem xét và yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sửa đổi. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền tiến hành cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu

Bước 3: Nhận kết quả
Chủ sở hữu có thể đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại Cục bản quyền hoặc nhận qua đường bưu điện.

Dịch vụ đăng ký bản quyền cho tác phẩm kiến trúc tại STARTUPLAND

STARTUPLAND sẽ hỗ trợ cho bạn những gì:
–  Tư vấn toàn bộ quy trình đăng ký tác phẩm kiến trúc;
–  Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị các tài liệu cần thiết;
– Trực tiếp soạn thảo nội dung các giấy tờ phục vụ cho việc đăng ký bản quyền tác phẩm kiến trúc;
– Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả;
– Theo dõi quá trình thẩm định cho đến khi có kết quả cuối cùng
– Tư vấn khắc phục thiếu sót, bổ sung lại tài liệu trong trường hợp Cục bản quyền có yêu cầu đặc biệt khác;
– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền và bàn giao cho khách hàng.

Khi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về các trình tự thủ tục khi đăng ký bản quyền cho tác phẩm kiến trúc. Đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất nhé!  

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version