Công ty TNHH một thành viên

Bài viết trước StartupLand đã giới thiệu về loại hình Doanh nghiệp tư nhân, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu về một loại hình doanh nghiệp mà hầu hết các chủ thể kinh doanh nhỏ và vừa rất quan tâm khi đưa ra quyết định thành lập doanh nghiệp, đó chính là loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH).

Khái niệm chung về công ty TNHH sẽ được hiểu như sau: Đây là một trong những loại hình doanh nghiệp được Luật doanh nghiệp hiện hành quy định, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức thành lập được giới hạn bởi mức vốn điều lệ góp vào công ty. Mọi trách nhiệm của thành viên góp vốn không vượt quá giới hạn vốn góp.

Tham khảo bài viết:

Theo quy định của luật Doanh nghiệp 2014 thì Công ty TNHH được phân ra làm hai loại hình nhỏ bao gồm:

  1. Loại hình Công ty TNHH Một Thành Viên.
  2. Loại hình Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên.

Bài viết này chúng tôi xin đề cập quy định của pháp luật doanh nghiệp đối với loại hình Công ty TNHH một thành viên:

Loại hình Công ty TNHH một thành viên

– Khái niệm: Theo quy định tại điều 73 luật Doanh nghiệp 2014 thì “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty”.

Ở đây tổ chức, cá nhân bỏ vốn thành lập được gọi là chủ sở hữu. Chủ sở hữu chịu trách nhiện trong hạn mức vốn điều lệ.

– Quy định của pháp luật: Công ty TNHH một thành viên được luật Doanh nghiệp 2014 quy định từ điều 73 đến điều 87 và trong các văn bản dưới luật khác.

– Đặc điểm:

+ Thành viên: Có duy nhất một thành viên sáng lập, có thể là cá nhân hoặc tổ chức đồng thời là chủ sở hữu công ty. Thành viên công ty TNHH một thành viên là người bỏ ra một khoản vốn góp có thể là tiền mặt hoặc tài sản có giá trị (vốn điều lệ) lập nên công ty, người này chính là chủ sở hữu của doanh nghiệp, đồng thời chủ sở hữu có thể kiêm người đại diện theo pháp luật và giám đốc công ty hoặc chủ sở hữu có thể đi thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật dựa trên cơ sở “hợp đồng lao động” (hợp đồng này dựa trên quy định của luật Dân sự và luật Lao động)

+ Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty do chủ sở hữu duy nhất của công ty đầu tư. Khoản vốn này luật không giới hạn mức tối thiểu và tối đa nên tùy vào tình hình chiến lược có thể đưa ra một mức hợp lý nhất bởi mức vốn liên quan tới trách nhiệm, nghĩa vụ của chính doanh nghiệp về sau đặc biệt là nghĩa vụ thuế và trong trường hợp rủi ro dẫn tới phá sản. Trong công ty không có sự liên kết góp vốn của nhiều thành viên như một số loại hình công ty khác. Nguồn vốn này gần như vốn kinh doanh của DNTN nhưng khác là đã bị giới hạn trên số vốn đăng ký, còn về nghĩa vụ thì chủ sở hữu DNTN phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình.

+ Trách nhiệm: Chủ sở hữu chịu toàn bộ trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ cam kết góp. Nghĩa là chủ sở hữu khi thành lập cam kết góp bao nhiêu thì khi phát sinh trách nhiệm chi trả buộc có đủ lượng tài sản (tiền hoặc tài sản có giá trị đã cam kết góp vốn) để thanh khoản.

+ Chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu quyết định việc chuyển nhượng vốn cho cá nhân hoặc tổ chức khác, việc chuyển nhượng có thể làm thay đổi loại hình doanh nghiệp hoặc không. Vốn được chuyển nhượng trên cơ sở quyết định của chủ sở hữu nhưng phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành về trình tự, thủ tục cũng như hình thức. Chủ sở hữu có thể chuyển nhượng vốn của mình cho chủ thể khác một phần hoặc toàn bộ phần vốn của mình từ làm căn cứ xác nhận lại hình thức của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi.

+ Đối với loại hình này không được phát hành cổ phần và có tư cách pháp nhân từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty TNHH một thành viên chỉ được bán lại phần vốn của chính chủ sở hữu chứ không được phát hành cổ phần như đối với loại hình công ty Cổ phần (chúng tôi sẽ nói về loại hình này ở bài viết sau).

Loại hình này hiện tại rất thịnh hành và có nhiều ích lợi đối với các chủ thể kinh doanh, phù hợp với cá nhân, tổ chức tự mình kinh doanh mà không muốn có sự liên kết khác ở bên ngoài. Đặc điểm chủ yếu nổi bật đó là sự tự chủ trong các quyết định, phương án kinh doanh mà không phụ thuộc vào thành viên khác.

Quý khách có nhu cầu đăng ký thành lập mới doanh nghiệp: Tham khảo bài viết tại đây!

Xem thêm Loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Tác giả: LS. Vũ Tuấn Anh

Published
Categorized as CEO

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version