Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Khái niệm: Theo quy định tại điều 47 Luật doanh nghiệp 2014 thì TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp do hai tổ chức hoặc cá nhân là thành viên trở lên góp vốn thành lập công ty nên. Số lượng thành viên từ hai cho tới năm mươi thành viên và không vượt quá. Điều đặc biệt ở hình thức này là có sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức với nhau trong quá trình vận hành bộ máy của doanh nghiệp. Bộ máy này hoạt động trên nguyên tắc “nhất trí, đồng lòng” thông qua tỉ lệ biểu quyết để quyết định các vấn đề, chính sách của công ty.

– Quy định của pháp luật: Công ty TNHH hai thành viên trở lên được Luật doanh nghiệp 2014 quy định từ điều 47 đến điều 72 và trong các văn bản dưới luật khác.

THAM KHẢO BÀI VIẾT: Ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp công ty năm 2021

– Đặc điểm:

+ Thành viên: Công ty phải có ít nhất hai thành viên và có tối đa không quá 50 thành viên.

Tại sao luật lại giới hạn về số lượng thành viên ở đây? Bởi đây là một loại hình áp dụng cho những chủ thể có tiềm lực về nhân lực, vật lực ở mức độ trung bình không phát triển lớn mạnh ở mức độ liên kết rộng, đồng thời nhằm quản lý tạo điều kiện cho bộ máy của doanh nghiệp khi đưa ra quyết sách chiến lực được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức hoặc vừa là cá nhân và tổ chức cùng nhau góp vốn thành lập nên nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

+ Vốn điều lệ: Vốn điều lệ do các thành viên góp, vốn không nhất thiết phải chia thành những phần có giá trị bằng nhau và không được thể hiện dưới hình thức cổ phần. Vốn điều lệ có thể thay đổi theo quyết định của HĐTV.

+ Trách nhiệm: Cũng như loại hình công ty TNHH một thành viên thì ở loại hình này các thành viên chịu trách nhiệm giới hạn trong phần vốn góp. Công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi tài sản của công ty.

+ Chuyển nhượng vốn: Vốn được chuyển nhượng khi các thành viên biểu quyết tán thành, việc chuyển nhượng phải lập thành văn bản – nghị quyết “Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản khi được số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ tán thành; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định”. Việc chuyển nhượng sẽ ưu tiên cho các thành viên của công ty. Việc chuyển nhượng có thể làm thay đổi loại hình doanh nghiệp hoặc không.

+ Đối với loại hình này cũng không được phát hành cổ phần tương tự như DNTN và công ty TNHH một thành viên và có tư cách pháp nhân từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tóm lại ở hai loại hình này phù hợp với các chủ thể kinh doanh vừa và nhỏ, bởi cơ cấu tổ chức khá đơn giản, trách nhiệm chỉ giới hạn trong phần vốn góp. Ở đây có nhiều sự tương đồng phần lớn chỉ khác về số lượng thành viên của công ty. Vì vậy cho thấy rằng các chủ thể kinh doanh tự thân vận động thì sẽ lựa chọn loại hình Công ty TNHH một thành viên, còn muốn liên kết, hợp tác thì có thể chọn loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên cho phù hợp với nhu cầu của chủ thể.

Trên đây là những quy định chung của pháp luật được chúng tôi cụ thể hóa nhằm phần nào đó giúp quý doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh hiểu thêm về luật doanh nghiệp hiện hành để có thể đưa ra phương án lựa chọn loại hình doanh nghiệp hiệu quả và phù hợp trước khi tiến hành đăng ký kinh doanh và trong quá trình quản lý doanh nghiệp.

Quý khách có nhu cầu đăng ký thành lập mới doanh nghiệp: Tham khảo bài viết tại đây!

Tác giả: LS. Vũ Tuấn Anh

Published
Categorized as CEO

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version