CẦN HIỂU ĐÚNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ

Quyền tác giả hay còn gọi là tác quyền, là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (Xem thêm tại Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Đăng ký quyền tác giả là thủ tục cần thiết nhưng không bắt buộc. hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về những vấn đề pháp lý xoay quanh vấn đề này nhé.

Cần hiểu đúng về quyền tác giả

Tải sao phải đăng ký quyền tác giả?

Tác quyền phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Để tạo ra một tác phẩm, tác giả phải đầu tư rất nhiều thời gian, tài chính, công sức và trí óc, chính vì vậy tác phẩm được xem là đứa con tinh thần của tác giả. Pháp luật Việt Nam rất ủng hộ việc cá nhân, tổ chức đăng ký để bảo vệ những đứa con tinh thầncủa mình để nếu như khi có xảy ra tranh chấp thì những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đó sẽ được bảo hộ.

Đăng ký tác quyền là thủ tục cần thiết nhưng không bắt buộc. Tuy nhiên, việc đăng ký bảnquyền là sự chứng nhận cho khả năng sáng tạo của con người, bằng việc trao cho tác giả các phần thưởng xứng đáng, động viên tinh thần làm việc cho người sáng tạo. Bên cạnh đó giúp chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm: như ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm để cạnh tranh không lành mạnh.

Nếu không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh của mình đối với đứa con tinh thần đó, tức phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền hạn của mình đối với tác phẩm. Trong nhiều trường hợp chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả có tranh chấp.

Điều kiện bảo hộ

Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ bao gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Tác giả, chủ sở hữu bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tác giả là người trực tiếp tạo ra tác phẩm, không phải là người hướng dẫn, đóng góp, kể lại. Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, có thể không. Lưu ý, tác giả chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức.

Tác phẩm được bảo hộ quy định tại phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác. Tác phẩm phải là nguyên gốc, có tính mới và sáng tạo, không có sự sao chép từ một cá nhân, tổ chức nào trước đây

Thủ tục đăng ký quyền không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích thiết thực mang lại. Vì vậy, khi sáng tạo ra tác phẩm, đặc biệt các tác phẩm sáng tạo, có giá trị thương mại và nhiều khả năng bị sử dụng trái phép, chiếm đoạt thì chủ sở hữu quyền nên nhanh chóng thực hiện đăng ký.

Mọi vấn đề thắc mắc đừng ngần ngại khi liên hệ STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version