Hướng dẫn cách đặt tên doanh nghiệp

Hướng dẫn cách đặt tên doanh nghiệp – Chi nhánh – Văn phòng đại diện – Địa điểm kinh doanh

I. Quy định về tên doanh nghiệp

  1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây (Loại hình doanh nghiệp + tên riêng):

a) Loại hình doanh nghiệp.

+ Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;

+ Được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần;

+ Được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;

+ Được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

b) Tên riêng.

Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ:

– Công ty TNHH Hoa Hồng;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Hồng;

– Công ty TNHH một thành viên Hoa Hồng;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa Hồng;

– Công ty cổ phần Hoa Hồng;

– Công ty Hợp danh Hoa Hồng;

– Doanh nghiệp tư nhân Hoa Hồng;

  1. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các Điều 39, 40 và 42 của Luật Doanh nghiệp năm 2014, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.

(Tham khảo Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2014)

II. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

  1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014.
  2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  4. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

(Tham khảo Điều 39 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)

III. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn

  1. Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.
  2. Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký (quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).

(Tham khảo Điều 42 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)

IV. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài

  1. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  2. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.

Ví dụ:

– Hoa Hong company limited;

– Rose company limited;

– Hoa Hong Corporation; Hoa Hong joint stock company;

– Rose Corporation; Rose joint stock company;

– Hoa Hong Private Enterprise;

– Hoa Hong partnerships;

(Tham khảo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

V. Tên viết tắt của doanh nghiệp

  1. Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
  2. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.

(Tham khảo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

VI. Cách đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh

  1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

Ví dụ:

– Chi nhánh Công ty TNHH Hoa Hồng;

– Chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân Hoa Hồng;

– Công ty cổ phần Hoa Hồng – Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh;

– Văn phòng đại diện Công ty TNHH Hoa Hồng;

– Công ty cổ phần Hoa Hồng – Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh;

– Địa điểm kinh doanh – Công ty cổ phần Hoa Hồng;

(Tham khảo Điều 41 Luật Doanh nghiệp năm 2014)

Trước khi đăng ký tên doanh nghiệp, nên tham khảo tên các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc liên hệ StartupLand để được hướng dẫn tra cứu trước khi thực hiện đăng ký để tránh tình trạng bị trùng tên, mất nhiều thời gian cho việc điều chỉnh hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

Published
Categorized as CEO

By StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version