Các vấn đề pháp lý doanh nghiệp hay gặp phải 2023

Van-de-phap-ly-doanh-nghiep-hay-gap-2023
Van-de-phap-ly-doanh-nghiep-hay-gap-2023

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đôi khi không tránh được các vấn đề phát sinh về pháp lý. Nhằm giảm thiểu và hạn chế sai sót có thể xảy ra, doanh nghiệp cần làm đúng và tuân thủ quy định pháp luật ngay từ những bước đầu tiên. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu chi tiết về các vấn đề pháp lý phổ biến doanh nghiệp thường gặp phải ngay bài viết sau nhé!

Các vấn pháp lý doanh nghiệp thường gặp phải

1. Vấn đề pháp lý đối với doanh nghiệp mới thành lập 

Lựa chọn loại hình và lĩnh vực kinh doanh 

– Xác định số lượng người hoặc tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp. Từ đó có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất. Bởi lẽ việc xác định loại hình cho doanh nghiệp rất quan trọng. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động & phát triển của doanh nghiệp. 

Lưu ý: Người góp vốn không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 18, Luật Doanh nghiệp 2014.

– Xác định được lĩnh vực kinh doanh. Từ lĩnh vực kinh doanh chính mà quý khách hàng hướng tới, StartupLand sẽ lựa chọn cho khách hàng các ngành nghề kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật.

Vốn điều lệ 

Tuy rằng phần lớn các ngành nghề kinh doanh hầu như không yêu cầu mức vốn cụ thể. Tuy nhiên cũng có một số ngành nghề yêu cầu các doanh nghiệp phải có một mức vốn cụ thể.

Ví dụ như: Kinh doanh bất động sản (20 tỷ), Bán hàng đa cấp (10 tỷ), Bảo vệ (2 tỷ), Chuyển phát nhanh (2 tỷ hoặc 5tỷ),… Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng mức vốn điều lệ sẽ quyết định mức lệ phí môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm.

Tên doanh nghiệp và trụ sở doanh nghiệp 

Lựa chọn tên doanh nghiệp: Lưu ý đặt tên doanh nghiệp là một bước rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và kết nối khách hàng. Nhưng tên doanh nghiệp cần đúng quy định của pháp luật nếu không sẽ bị từ chối đăng ký. 

– Trụ sở: Trụ sở Doanh nghiệp không được đặt tại các địa điểm không có chức năng kinh doanh, ví dụ như khu chung cư được xây dựng với mục đích để ở. 

– Đại diện theo pháp luật: Có thể là người góp vốn hoặc là cá nhân khác. Trong đó các cá nhân, tổ chức góp vốn thống nhất thuê. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, công ty TNHH và Công ty cổ phần có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

2. Vấn đề pháp lý đối với doanh nghiệp đã đi vào hoạt động kinh doanh, sản xuất 

– Những vấn đề liên quan đến bộ máy quản trị nội bộ, điều hành công ty thường xuất hiện những phát sinh không mong muốn;
– Quyền và nghĩa vụ các cổ động, thành viên nên rõ ràng tránh để xảy ra tranh chấp;
– Các vấn đề liên quan đến cổ phiếu, cổ phần hay cơ cấu cổ tức của doanh nghiệp;
– Hợp đồng mua bán, hợp tác và những vấn pháp lý cần lưu tâm;
– Sang tên, mua bán công ty, cổ phần;
– Tranh chấp tài sản, hợp đồng, tài sản sở hữu trí tuệ. 

Xem thêm các lưu ý khác liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp 

Ngoài những vấn đề pháp lý nêu trên, khi thành lập doanh nghiệp, các nhà đầu tư nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
– Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch và đầu tư;
– Khắc bảng hiệu và treo bảng tại trụ sở công ty;
– Lập sổ sách kế toán của Doanh nghiệp;
– Đăng ký chữ ký số;
– Báo cáo thuế hàng tháng/quý;
– Báo cáo sử dụng lao động;
– Báo cáo tài chính …

Nếu doanh nghiệp bạn đang gặp vấn đề về pháp lý hoặc cần tư vấn thủ tục pháp lý. Đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Tham khảo Dịch vụ tư vấn Pháp lý tại StartupLand

Tự hào là công ty có đội ngũ Luật Sư dày dặn kinh nghiệm có thể hỗ trợ và tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp các vấn đề hay gặp phải trong kinh doanh.

Giúp giải quyết hầu hết các thực trạng mà đa số doanh nghiệp đã, đang và sẽ gặp phải:
– Tư vấn quy định pháp luật về quy trình nội bộ của doanh nghiệp, giúp giải quyết các rủi ro trong khâu vận hành.
– Giảm thiểu rủi ro trong đàm phán, soạn thảo, lưu trữ và ký kết hợp đồng.
– Tư vấn về pháp luật doanh nghiệp, đầu tư, thuế, BHXH, BHYT, lao động, điều kiện kinh doanh.
– Tư vấn về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, chống cạnh tranh không lành mạnh.

Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về những vấn đề pháp lý thường gặp trong doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn & hỗ trợ tốt nhất nhé!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version