Biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ và các vấn đề cần lưu ý

Biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ
Biếu tặng hàng hóa dịch vụ

Hoạt động biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho nhân viên, khách hàng, đối tác thân thiết là hoạt động thường xuyên xảy ra trong quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Những món quà như thay lời cảm ơn, tri ân doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng. Vậy kế toán nên xử lý như thế nào khi quà tặng không tự sinh ra hay mất đi mà chỉ chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác? Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu cách ghi nhận chi phí, hóa đơn đối với trường hợp này nhé!

Biếu tặng hàng hóa dịch vụ

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng biếu, tặng có được khấu trừ không?

Theo khoản 5, điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định, thuế GTGT đầu vào của hàng hoá được khấu trừ:

– Kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc doanh nghiệp tự sản xuất;

– Được sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo;

– Phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Điều kiện để được khấu trừ thuế GTGT các hóa đơn chi phí biếu, tặng được quy định tại khoản 10 điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, gồm:

– Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay nhà thầu nước ngoài;

– Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên.

Thuế GTGT của hàng biếu, tặng

2. Giá tính thuế GTGT đối với hàng biếu, tặng được xác định theo các cách sau:

– Theo khoản 3 điều 7 thông tư 219/2013/TT-BTC, giá tính thuế GTGT hàng biếu, tặng tương đương giá tính thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh;

– Thông thường, giá tính thuế hóa đơn đầu ra bằng với giá tính thuế hóa đơn đầu vào;

– Đối với hàng hóa biếu, tặng tương đương có giá thanh toán đã bao gồm VAT thì quy đổi thành giá tính thuế GTGT theo cách sau:

– Trường hợp công ty thực hiện chương trình tặng hàng mẫu cho khách dùng thử, không thu tiền thì giá tính thuế bằng không (0);

– Đối với hàng khuyến mãi (không kèm các điều kiện mua hàng), giá tính thuế được xác định bằng không (0) và phải đăng ký với Sở Công thương theo quy định của pháp luật về thương mại.

3. Có phải xuất hóa đơn khi biếu, tặng?

Theo khoản 1 điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:

– Hàng hóa, dịch vụ biếu, tặng, trả thay lương thì phải lập hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng;

– Hóa đơn phải đầy đủ các chỉ tiêu và có tính thuế GTGT.

Do đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ phải lập hóa đơn.

Mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn hàng hóa, dịch vụ biếu, tặng được quy định tại điểm b khoản 2 điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Lập hóa đơn điện tử hàng biếu, tặng

4. Điều kiện để chi phí quà biếu, tặng được ghi nhận khi tính thuế TNDN

Điều kiện để các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được quy định tại điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, gồm:

– Phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

– Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

– Đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

5. Doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng biếu, tặng có phải ghi nhận?

Căn cứ theo điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC về thuế TNDN: Không quy định doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa đi biếu, tặng.

Do đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ không ghi nhận doanh thu khi tính thuế TNDN.

Doanh thu tính thuế TNDN

6. Cách hạch toán hàng biếu, tặng theo Thông tư 200/2024/TT-BCT

6.1 Đối với bên biếu, tặng

  • Khi mua hàng để cho, biếu khách hàng

– Mua về tặng ngay không nhập kho:

Nợ TK 641, 642: Chi phí bán hàng/Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

     Có TK 111, 112, 331

– Hàng hóa mua về nhập kho:

Nợ TK 152, 153, 156: Giá trị hàng hóa nhập kho

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

     Có TK 111, 112, 331

  • Khi xuất hàng ra để cho, biếu:

Nợ TK 641

     Có TK 152, 153, 156: Giá vốn

     Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra

  • Khấu trừ thuế GTGT đầu ra – đầu vào

Nợ TK 33311: Thuế GTGT đầu ra phải nộp

     Có TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

6.2 Đối với bên nhận

Nợ TK 156, 242, 211: Tổng giá trị thanh toán đã bao gồm GTGT (vì không được khấu trừ thuế)

     Có TK 711: Thu nhập khác

7. Hạn chế rủi ro về chính sách hàng biếu, tặng

Để tránh bị cơ quan Thuế loại thuế GTGT đầu vào và chi phí được trừ của hàng biếu, tặng, bạn cần có đầy đủ hồ sơ như sau:

– Quy định rõ về chính sách, chương trình biếu, tặng cho khách hàng;

– Hóa đơn, biên bản bàn giao, phiếu xuất kho của bên bán;

– Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt nếu giá trị hóa đơn trên 20 triệu đồng;

– Xuất hóa đơn đầu ra, ghi nhận thuế GTGT đầu ra.

Chính sách, chương trình biếu, tặng

Trên đây STARTUPLAND đã tổng hợp và chia sẽ những kiến thức hữu ích cơ bản về việc xử lý các vấn đề kế toán liên quan đến hoạt động biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ. Hy vọng bài viết đã phần nào giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà bạn gặp phải. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề trên, đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

By Ngọc Diệp - StartupLand

Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực. Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất. Trân trọng!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version