BẢO HỘ NHÃN HIỆU – THỦ TỤC PHÁP LÝ CẦN THIẾT

Bảo hộ nhãn hiệu đang trở thành vấn đề được quan tâm bởi rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp, nhất là trong lúc nền kinh tế ngày một tăng trưởng. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chính là hành động pháp lý bảo vệ doanh nghiệp trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó. Không những thế, việc này còn thúc đẩy, góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với đối tác khách hàng. Vậy hồ sơ, thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra như thế nào, hãy cùng StartupLand tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, khái niệm nhãn hiệu được quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật này. Theo đó, “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau”.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thực sự cần thiết trong quá trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Thủ tục này giúp chủ sở hữu ngăn chặn đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn. Ngoài ra còn tăng độ nhận diện nhãn hiệu đó đối với khách hàng; Tạo sự khác biệt trong sản phẩm của họ; Mặt khác, ngăn chặn đối thủ có thể thu lợi nhuận bất chính từ nhãn hiệu đã đăng ký.

Các loại nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ theo Luật Việt Nam:

– Nhãn hiệu dưới dạng chữ cái, từ ngữ

– Nhãn hiệu hình ảnh (logo)

– Nhãn hiệu hình ba chiều

– Nhãn hiệu âm thanh

– Nhãn hiệu kết hợp các yếu tố trên

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu:

Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ quy định rõ ràng và chi tiết về vấn đề này. Theo đó, nhãn hiệu được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, đây là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Chúng được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

Thứ hai, có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Hồ sơ xét đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

  1. Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Mẫu số 08- Nghị định 65/2023/NĐ-CP)

  2. 05 Mẫu nhãn hiệu giống nhau (trừ mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai.

  3. Giấy uỷ quyền (nếu tờ khai nhãn hiệu được nộp thông qua người đại diện.

  4. Các tài liệu chứng minh quyền đăng ký, quyền ưu tiên (nếu có yêu cầu đăng ký.

  5. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Tuy nhiên, cá nhân, doanh nghiệp có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

Thủ tục thực hiện:

– Nộp hồ sơ tại Cục SHTT Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại Hồ Chí Mih hay Đà Nẵng

– Thẩm định hình thức đơn

– Công bố đơn

– Thẩm định nội dung đơn

– Cục SHTT ra quyết định cấp hoặc từ chối văn bằng bảo hộ

Không cần di chuyển, bạn có thể ủy quyền cho chuyên viên StartupLand thực hiện thủ tục này. Với thời gian và chi phí tối ưu nhất, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn:

– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Sửa đổi, bổ sung hồ sơ khi có thông báo, yêu cầu

– Nộp hồ sơ và làm việc với Cục SHTT

– Nhận kết quả và gửi tới tận nơi cho quý khách

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục pháp lý cần thiết cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ý cho bạn. Liên hệ ngay với StartupLand để tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu một cách nhanh nhất nhé!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version