Báo cáo tài chính khi giải thể doanh nghiệp 2022

Bao cao tai chinh khi giai the doanh nghiep
Bao cao tai chinh khi giai the doanh nghiep 2022

Việc thành lập một công ty và duy trì được nó không phải điều dễ dàng. Thế nhưng vì một số lý do nào đó mà doanh nghiệp của bạn không còn hoạt động nữa. Đặc biệt là lâm vào tình trạng giải thể. Để chấm dứt hoạt động của một công ty chắc sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý khác nhau. Đặc biệt việc lập báo cáo tài chính giải thể doanh nghiệp vô cùng quan trọng. Cùng STARTUPLAND tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới nhé! 

Giải thể doanh nghiệp là gì? 

Giải thể là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc không đủ điều kiện để tồn tại như một chỉnh thể nữa. Theo đó chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện các thủ tục pháp lý. Nhằm mục đích chấm dứt tư cách pháp nhân về các quyền và nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp với Cơ quan ĐKDN.

Những trường hợp doanh nghiệp cần giải thể 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 207, Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau: 
– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
– Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh. Hoặc Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với Công ty TNHH. Hoặc của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này. Đặc biệt trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
– Bị thu hồi Giấy chứng nhận ĐKDN, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác. Và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. 

Thời hạn nộp báo cáo tài chính khi giải thể doanh nghiệp là bao lâu? 

Trường hợp doanh nghiệp tự giải thể phải nộp hồ sơ quyết toán thuế. BCTC cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày thứ 45 (bốn mươi lăm), kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện giải thể, chấm dứt hoạt động.

Trước khi nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan ĐKKD, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Sau đó làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế. Khi đã thanh toán hết các khoản nợ (bao gồm cả nợ thuế). Lúc này, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan ĐKKD trong 05 ngày làm việc.

Hướng dẫn nộp báo cáo tài chính khi giải thể doanh nghiệp  

Do BCTC thuộc bộ hồ sơ về thuế TNDN nên doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp cùng bộ hồ sơ quyết toán thuế TNDN, bao gồm:
– BCTC năm hoặc BCTC đến thời điểm có quyết định về doanh nghiệp giải thể và chấm dứt hoạt động;
– Tờ khai quyết toán thuế TNDN: Mẫu số 03 thuế TNDN ban hành kèm theo Thông tư 151/2014/TT-BTC;
– Các phụ lục kèm theo: Phụ lục kết quả hoạt động kinh doanh, chuyển lỗ, các phụ lục  về ưu đãi thuế TNDN,… 

Ngoài hồ sơ thuế TNDN, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ thuế GTGT, thuế TNCN.
Hồ sơ thuế GTGT sẽ bao gồm:
– Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ: Sử dụng tờ khai thuế GTGT theo Mẫu số 01/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.
– Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp: Sử dụng tờ khai thuế GTGT theo Mẫu số 03/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Hồ sơ thuế TNCN: Doanh nghiệp nộp Tờ khai quyết toán thuế TNCN, sử dụng Mẫu số 05/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC.

Khi làm báo cáo tài chính do giải thể doanh nghiệp cần lưu ý điều gì? 

Khi lập BCTC thủ tục giải thể, doanh nghiệp sẽ cần lưu ý xử lý các số liệu kế toán bao gồm: 

– Thực hiện thanh toán và xuất hoá đơn trường hợp doanh nghiệp còn TSCĐ, thành phẩm, hàng hoá,… Và để xử lý hết số dư các tài khoản 211, 155, 156, 151;
– Hoàn tất các khoản phải trả không để tồn số dư công nợ của khách hàng hoặc nhà cung cấp;
– Tại thời điểm giải thể, trường hợp doanh nghiệp chưa đóng tài khoản ngân hàng. Lúc này, doanh nghiệp có thể hạch toán số dư tài khoản 112 bằng số dư tài khoản có xác nhận của ngân hàng. Đồng thời phải làm cam kết không phát sinh các khoản thu tiền sau thời điểm xin giải thể;
– Hạch toán nghiệp vụ thu vốn góp của chủ sở hữu.

Sau khi hoàn tất các công nợ với cơ quan thuế. Doanh nghiệp sẽ liên hệ phòng hoá đơn ấn chỉ để đối chiếu hoá đơn và hủy những hóa đơn còn lại của mình. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục, nộp đầy đủ hồ sơ. Sau đó doanh nghiệp chờ nhận giấy hẹn trả kết quả về việc khóa mã số thuế của công ty. 

Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến những thông tin hữu ích đến các doanh nghiệp đang có nhu cầu giải thể. Nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần được giải đáp. Đừng ngần ngại liên hệ ngay STARTUPLAND để được hỗ trợ tốt nhất về các vấn đề về kế toán & pháp lý nhé! 

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version