7 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu về các quy định pháp luật liên quan đến loại hình kinh doanh mà bạn muốn thành lập. Xem xét các yêu cầu về giấy phép, thuế, và các quy định khác. Đảm bảo bạn tuân thủ đủ các quy định này để tránh rắc rối pháp lý trong tương lai. Khi bạn quyết định thành lập một Hộ kinh doanh (HKD), có 7 lưu ý quan trọng bạn đã biết chưa?

Trong bài viết này, cùng StartupLand tìm hiểu 7 lưu ý quan trọng khi đăng ký thành lập Hộ kinh doanh. Mời bạn cùng tìm hiểu với StartupLand nhé!

7 lưu ý quan trọng khi đăng ký hộ kinh doanh, cụ thể như sau:

7 lưu ý thanh lap HKD

1. Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh.

Theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có nêu rõ, các đối tượng được quyền thành lập HKD là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Một người chỉ đứng tên duy nhất một HKD, xét trên phạm vi cả nước. Nếu trước đó đã có HKD, mặc dù không kinh doanh từ lâu nhưng vẫn chưa tiến hành chấm dứt hoạt động HKD thì không thể đứng tên trên hộ kinh doanh mới (muốn đăng ký HKD mới phải chấm dứt hoạt động HKD cũ).

2. Cách đặt tên hộ kinh doanh.

Cũng giống như doanh nghiệp, HKD cũng có tên gọi riêng. Tên HKD giúp bạn xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và thu hút khách hàng.

– Tên HKD bao gồm 2 thành tố: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.

       Lưu ý với “3 không” khi đặt tên cho HKD:

       – Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho HKD.

       – Không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” vì dễ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp.

       – Không được trùng với tên riêng của HKD khác đã đăng ký trong phạm vi cấp quận/huyện.

3. Địa chỉ đăng ký.

Địa chỉ của HKD là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Một HKD có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở HKD và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.

     Lưu ý:

     – Địa chỉ đăng ký HKD tuyệt đối không được là chung cư (trừ trường hợp địa chỉ chung cư đó có chức năng kinh doanh thương mại).

     – Địa chỉ đang nằm trong khu quy hoạch của nhà nước thì không được thành lập HKD.

4. Vốn kinh doanh đăng ký. 

Hiện nay luật không quy định số vốn tối thiểu hay tối đa đối với HKD. Do vậy, đăng ký số vốn bao nhiêu là tùy thuộc khả năng của chủ hộ kinh doanh và quy mô, ngành nghề hướng đến.

     Tuy nhiên cần lưu ý sau:

    – Việc chịu trách nhiệm về rủi ro của HKD là chịu trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản có được). Nên khi quyết định đăng ký HKD thì cần phải cân nhắc về tính rủi ro sau này. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm trên tất cả tài sản mình có chứ không chỉ là chịu trách nhiệm trên số vốn bạn đăng ký.

   – Ngoài ra, HKD cũng nên đăng ký vốn thấp, không nên đăng ký vốn quá cao vì vốn cũng là một trong các điều kiện mà cơ quan thuế sẽ dựa vào để áp mức thuế khoán hàng tháng. Do đó chủ hộ kinh doanh nên cân nhắc về vốn trước khi đưa ra quyết định lên hồ sơ.

5. Số lượng lao động tối đa.

Quy định trước đây, HKD được phép sử dụng tối đa là 09 lao động. Tuy nhiên, theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP hiện tại, HKD không còn bị giới hạn số lượng lao động nữa.

6. Về ngành nghề đăng ký. 

     – HKD được quyền đăng ký nhiều ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

     – HKD được kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Tuy nhiên một vài ngành nghề ở một số nơi quận/huyện, HKD không được kinh doanh.

     – Ngành nghề của HKD sẽ được tra cứu theo QĐ 27/2018/QĐ-TTg, điền ngành nghề đó trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

7. Về giấy tờ cần có để đăng ký hộ kinh doanh. 

    – Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ HKD phải được ký trực tiếp;

    – Bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên gia đình cùng góp vốn thành lập HKD (nếu có);

    – Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng).

Xem thêm thủ tục đăng ký Hộ kinh doanh tại: https://startupland.vn/buoc-vao-the-gioi-kinh-doanh-quan-cafe-thu-tuc-phap-ly-can-thiet/

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công với những lựa chọn sắp tới. Hãy liên hệ ngay STARTUPLAND để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất, bạn nhé!

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version