2 cách báo tăng/ giảm lao động tham gia Bảo Hiểm Xã Hội

thủ tục hồ sơ báo tăng giảm bảo hiểm xã hội
thủ tục hồ sơ báo tăng giảm bảo hiểm xã hội

Hiện nay, việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội rất phổ biến. Khi có sự thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) thì doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan BHXH, trong đó đáng chú ý nhất là trường hợp báo tăng và giảm lao động tham gia đóng BHXH. Thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp còn chưa nắm rõ và thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Hôm nay hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về những điểm đáng lưu ý về vấn đề này nhé.

  1. Những trường hợp phải báo tăng/ giảm lao động tham gia BHXH

Căn cứ theo quy định của Luât bảo hiểm xã hội 2014, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan BHXH khi có thay đổi về số lượng nhân viên tham gia BHXH. Trình tự, thủ tục báo tăng/ giảm lao động tham gia BHXH áp dụng cho doanh nghiệp đang tham gia BHXH  và có thay đổi về nhân sự.

Các trường hợp báo tăng giảm bảo hiểm xã hội

Doanh nghiệp phải báo tăng lao động tham gia BHXH trong các trường hợp sau:

– Doanh nghiệp giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

– Người lao động đi làm lại sau thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm;

– Người lao động hết thời hạn đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất;

– Người lao động đi làm lại sau khi xin nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên

– Người lao động hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng đi làm trở lại

Doanh nghiệp phải báo giảm lao động tham gia BHXH trong các trường hợp sau:

-DN chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động;

– Người lao động nghỉ thai sản, nghỉ ốm;

– Doanh nghiệp tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí, tử tuất;

– Người lao động xin nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên;

– Tạm hoãn thực hiện hợp đồng;

Thủ tục hồ sơ báo tăng giảm bảo hiểm xã hội cần có những gì?
  1. Hồ sơ và thủ tục

Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:

– Hợp đồng lao động có ký tên, đóng dấu

– Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân của nhân viên

– Quyết định cho thôi việc (đối với trường hợp báo giảm)

– Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân

Sau khi đã chuẩn bị hoàn tất hồ sơ theo quy định, doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau:

CÁCH 1: Nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH

Đối với hình thức nộp này, doanh nghiệp đến trực tiếp cơ quan quản lý BHXH của doanh nghiệp đề nộp hồ sơ hoặc gửi theo đường bưu điện. Tuy nhiên, hiện nay hình thức nộp trực tiếp hồ sơ giấy này không còn được phổ biến, ít có doanh nghiệp nào chọn hình thức nộp trực tiếp kiểu này vì tốn chi phí đi lại và không chuyên nghiệp.

CÁCH 2: Nộp qua mạng

Đây được xem là hình thức nộp tối ưu, ngày càng phổ biến bởi tính nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Khi áp dụng hình thức này thì công ty thực hiện trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử – Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam

  1. Hậu quả pháp lý

Khi có sự thay đổi về số lượng nhân sự tham gia BHXH, doanh nghiệp phải tiến hành khai báo và làm thủ tục điều chỉnh thông tin với cơ quan BHXH. Hiện nay,có rất nhiều doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH hoặc chậm trễ đóng và đóng không đúng mức quy định. Vậy những doanh nghiệp này sẽ phải chịu xử lý như thế nào?

Căn cư stheo quy định của pháp luật, doanh nghiệp bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng nếu đóng chậm, đóng không đúng mức quy định và đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH.

Nếu quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về dịch vụ bảo hiểm xã hội, hãy liên hệ STARTUPLAND. Chúng tôi rất sẵn lòng được tư vấn và hỗ trợ mọi doanh nghiệp trong thời gian này.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version