05 sai lầm thường gặp về đăng ký nhãn hiệu

sai-lam-ve-dang-ky-nhan-hieu

Kinh doanh phát triển, tài sản trí tuệ cũng vì thế mà ngày càng được xem trọng. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức vẫn xem nhẹ vấn đề bảo hộ loại tài sản này. Những sai lầm thường gặp về đăng ký nhãn hiệu của chủ đơn. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu nhé!

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là gì?

Theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009

“Nhãn hiệu là là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”

Nhãn hiệu là yếu tố giúp nhận biết hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là tài sản vô hình gắn liền với giá trị, uy tín của doanh nghiệp. Nhãn hiệu của doanh nghiệp được thể hiện nhiều nhất ở dạng logo.

Đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính xác lập quyền. Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Nhãn hiệu được độc quyền sử dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh, hoặc sản phẩm, dịch vụ đăng ký bảo hộ.

05 sai lầm thường gặp về đăng ký nhãn hiệu

Sai lầm thường gặp về đăng ký nhãn hiệu: Coi nhẹ việc đăng ký nhãn hiệu

Nhiều cá nhân, tổ chức cho rằng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là không quan trọng. Thủ tục này không cần thiết và tốn kém chi phí. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những tranh chấp thương hiệu là do chủ thể xem nhẹ việc đăng ký bảo hộ mà ra. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quan trọng không kém đăng ký doanh nghiệp.Coi nhẹ việc đăng ký nhãn hiệu

Văn bằng bảo hộ là căn cứ pháp lý để pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ đơn. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mang lại nhiều lợi ích cho chủ sở hữu hợp pháp như:

  • Quyền độc quyền sử dụng
  • Cho phép người khác sử dụng dưới các hình thức cho thuê, chuyển nhượng quyền
  • Ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình
  • Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu bồi thường thiệt hại

Sai lầm thường gặp về đăng ký nhãn hiệu: Không coi trọng thời điểm đăng ký

Nhiều người lầm tưởng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chỉ là một thủ tục pháp lý. Vì thế, chỉ đăng ký khi họ cảm thấy cần thiết, đăng ký sớm hay muộn cũng không sao. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là thủ tục pháp lý bắt buộc. Tuy nhiên, nếu chủ đơn không đăng ký sớm sẽ bị bên khác đăng ký trước và mất hoàn toàn quyền lợi.

Trong Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về quyền ưu tiên và ngày nộp đơn đầu tiên. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một nhãn hiệu văn bằng bảo hộ chỉ có thể được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện. Theo đó, chủ đơn nộp đơn sớm nhất sẽ được ưu tiên.

Sai lầm thường gặp về đăng ký nhãn hiệu:“Ham” chi phí càng rẻ càng tốt và lơ là chất lượng

Nhiều người cho rằng thủ tục hành chính chỉ cần làm theo quy định của Luật là xong. Vì thế, để tiết kiệm chi phí, nhiều cá nhân tự nộp đơn và chờ cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, theo cách làm tự do này, chủ đơn không theo dõi đơn đăng ký.

Hơn nữa, việc không am hiểu rõ quy định của Luật, chủ đơn sẽ gặp khó khăn trong việc phân nhóm sản phẩm bảo hộ. Đăng ký sai nhóm ngành theo luật định sẽ làm giảm phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu.

Sai lầm thường gặp về đăng ký nhãn hiệu:Chỉ tiến hành thủ tục đăng ký mà không tiến hành các thủ tục sau đăng ký

Nhiều người đăng ký đến lúc ra kết quả là họ không biết là cần phải làm thủ tục sau đăng ký như gia hạn văn bằng bảo hộ. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn hiệu lực. Lệ phí gia hạn được đóng hằng năm.

Sai lầm thường gặp về đăng ký nhãn hiệu: Không tra cứu trước nhãn hiệu

Giá trị của thủ tục tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký là kiểm tra khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Thời gian bảo hộ nhãn hiệu kéo dài hơn 24 tháng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, thời gian thực tế để Cục xử lý đơn có thể kéo dài dao động từ 1 đến 2 năm.

Khoản phí đăng ký nhãn hiệu sẽ là không nhiều so với tác dụng tích cực góp phần đảm bảo khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Khoản phí này không đáng bao nhiêu so với khoản phí chyaj quảng cáo, marketing của doanh nghiệp. Thậm chí, việc tái định vị thương hiệu còn tốn rất nhiều nếu nhãn hiệu doanh nghiệp gây dựng rơi vào tay người khác.

Kết luận

Thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức tại Việt Nam rất sẵn lòng chi một khoản lớn để quảng cáo, marketing cho thương hiệu của mình. Điều này giúp sản phẩm và dịch vụ của họ được nhiều người biết đến về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, các chủ thể này lại quên mất đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu của mình.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Exit mobile version