Liên hệ
- 231-233 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP. HCM
- 088 880 2358
- info@startupland.vn
- Thứ 2-6: 8:30 đến 18:00
Thứ 7: 9:00 đến 12:00
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra, đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Trước tình hình đó, các loại vaccine lần lượt ra đời và đạt được nhiều thành tựu. Hiện vẫn tồn tại bất cập về việc tiếp cận vaccine covid-19 do bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Hãy cùng STARTUPLAND tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19, nhiều loại vaccine ra đời trong vòng một năm. Nhiều nước lớn trên thế giới đã hoàn thiện việc tiêm chủng trong cả nước để nâng cao khả năng đề kháng của xã hội . Vẫn còn nhiều nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc tiếp cận với vaccine Covid 19. Kể từ khi vaccine đang được nghiên cứu và chuẩn bị cho ra mắt; nhiều nước phát triển đã ký kết các thỏa thuận song phương với những nhà sản xuất hàng đầu. Điều này để đảm bảo được nhận hàng triệu liều vaccine sớm nhất có thể. Tuy nhiêu, điều này đã tạo ra một thách thức mới trong việc phân phối và tiếp cận các loại vaccine đối với các quốc gia.
Vào tháng 10 vừa qua, Nam Phi và Ấn Độ đã trình đơn lên WHO yêu cầu từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới vaccine Covid 19. Theo đó, đơn trình đề nghị WHO cho phép các nước thành viên từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ; cho đến khi hầu hết các quốc gia đều được tiêm phòng đầy đủ. Đề xuất này đã thu hút được sự chú ý của các nước thành viên. Cụ thể, đề xuất này nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, đề xuất lại vướng phải sự phản đối kịch liệt từ những quốc gia phát triển
Lập luận của các đại diện từ Nam Phi và Ấn Độ tại hội thảo với WHO đã nêu rõ: “Trong bối cảnh tình hình khẩn cấp toàn cầu hiện nay, điều quan trọng là các thành viên WHO phải làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng các quyền sở hữu trí tuệ… không tạo thành rào cản đối với việc tiếp cận kịp thời các sản phẩm y tế với giá cả phải chăng, bao gồm cả vaccine. Một số báo cáo đã chỉ ra rằng quyền sở hữu trí tuệ đang cản trở việc cung cấp kịp thời các sản phẩm y tế có giá thành hợp lý cho bệnh nhân”.
Liên đoàn quốc tế các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm (IFPMA) cũng đã lên tiếng phản đối điều này. Liên đoàn đã trình bày quan điểm rằng việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ của vaccine trong đại dịch này sẽ chỉ gây nên hậu quả phản tác dụng. Vì quyền sở hữu trí tuệ chính là động lực để các nhà sản xuất nghiên cứu và phát triển, đảm bảo rằng các nhà phát minh và các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tham gia trong công cuộc sáng chế vaccine.
Theo quy định tại Khoản 12, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009:
“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền khai thác kỹ thuật thương mại với sáng chế đã được đăng ký. Thời gian được bảo hộ về sáng chế tổi thiểu là 20 năm trở lên.
Bảo hộ sáng chế vaccine Covid 19 cho phép chủ văn bằng khai thác các giá trị thương mại. Quyền sở hữu trí tuệ chính là động lực để kích thích các nhà sản xuất nghiên cứu. Vì thế phát triển các sáng chế mới. Góp phần mang lại nhiều giá trị mới cho cuộc sống.
Bên cạnh đó, bảo hộ sáng chế vaccine cũng tồn tại không ít bất cập. Bảo hộ gây ra các bất bình đẳng liên quan tới việc chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. Giá vaccine sẽ bị đẩy lên cao; đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng tiếp cận của công chúng đối trong việc được tiêm phòng. Đặc biệt những người có kinh tế thấp khi sử dụng dịch vụ y tế.
Các quốc gia thành viên đã phê chuẩn hiệp định TRIPS có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Hiệp định có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý đối với tất cả các nước thành viên WHO. Trong đó quy định rõ lĩnh vực bảo hộ độc quyền sáng chế dược phẩm.
Cụ thể là quy định về Li xăng cưỡng bức. Chính quyền các quốc gia có thể cho phép một số cá nhân hoặc tổ chức được phép sản xuất sản phẩm hoặc áp dụng 1 quy trình đã được cấp quyền độc quyền sáng chế; mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế dựa trên một số điều kiện hoặc giới hạn cụ thể.
Thực tế, từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19 giúp cải thiện khả năng tiếp cận, phân bố vaccine. Tuy nhiên đây không phải là điểm mấu chốt để giải quyết thực trạng hiện nay. Vaccine là một sản phẩm phức tạp cần phải trải qua quá trình sáng chế và sản xuất chuyên nghiệp.
Để đối phó với tình trạng dịch bệnh diễn biến phưc tạp như hiện tại. Chúng ta cần không phải là loại bỏ quyền sở hữu trí tuệ mà chính là sự hợp tác để tối đa hóa năng lực sản xuất vaccine. Quyền sở hữu trí tuệ chính là “động lực” để thúc đẩy các nhà sản xuất đẩy mạnh năng lực. Đặc biệt, trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung cấp vaccine.
Các quốc gia có nghĩa vụ chống dịch và đảm bảo đề kháng chung cho đất nước của mình. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng Covid-19 là đại dịch chung của toàn cầu. Nếu chỉ lo chống dịch trong phạm vi nước mình thì không thể đảm bảo người dân sẽ được an toàn. Bởi lẽ, virus hoàn toàn có thể tiếp tục xâm nhập thông qua du lịch và thương mại quốc tế. Từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19 sẽ là một biện pháp cần phải cân nhắc. Trước mắt chúng ta nên tập trung cho những vấn đề chính phòng, chống dịch hiệu quả.
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Leave A Comment