StartupLand tự hào là công ty tiên phong tại TPHCM trong việc cung ứng giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp: từ tư vấn pháp lý, sở hữu trí tuệ, kế toán trọn gói – đến xây dựng hệ thống kế toán hoàn chỉnh, phần mềm phân tích dữ liệu kế toán quản trị.
Với hơn 6 năm kinh nghiệm, đã được các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng dịch vụ.
Thành lập doanh nghiệp chế xuất được xếp vào một trong những loại hình có nhiều yêu cầu đòi hỏi cao. Các thủ tục để tiến hành thành lập khu chế xuất cũng rất nghiêm ngặt, trải qua nhiều bước. Sau đây là 5 bước không thể bỏ qua khi công ty có dự định thành lập doanh nghiệp chế xuất.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất
Nếu xét về tổng quan, thành lập doanh nghiệp chế xuất cũng có các bước tương tự như khi thành lập các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, thủ tục này sẽ áp dụng theo loại hình doanh nghiệp là dạng công ty cổ phần hay có vốn đầu tư nước ngoài…
Doanh nghiệp chế xuất chỉ được đặt tại khu chế xuất hoặc khu kinh tế được pháp luật cho phép. Được ưu đãi các quyền lợi về thuế và tiền thuê mặt bằng đất đai.
Thành lập công ty chế xuất cần những bước gì?
Sau đây là 5 bước cần lưu ý:
> Bước 1: Đăng ký ý tưởng và chủ trương đầu tư lên cơ quan UBND cấp tỉnh khu vực đặt doanh nghiệp chế xuất
Các dự án nằm trong diện: được nhà nước giao đất, cho thuê đất, đấu thầu chuyển nhượng. Dự án doanh nghiệp sử dụng công nghệ (nằm trong danh mục hạn chế chuyển giao công nghệ)
> Bước 2: Tiến hành xin cấp giấy chứng nhận đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất
Doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận của chủ đầu tư:
-Chủ đầu tư nước
-Chủ đầu tư kinh tế
Nhà đầu tư nước ngoài nắm từ 51% vốn điều lệ trở lên. Hoặc có số thành viên hợp danh là người nước ngoài đối với công ty hợp danh
> Bước 3: Xin cấp giấy chứng nhận thực hiện đăng ký doanh nghiệp
Bao gồm các giấy tờ hồ sơ sau:
– Đơn xin thành lập công ty chế xuất
– Bản thông qua thành lập doanh nghiệp của HĐQT, các thành viên xác nhận
– Văn bản điều lệ doanh nghiệp, vốn điều lệ kê khai
– Các văn bản chứng minh đủ điều kiện sản xuất hàng hóa, sản phẩm kinh tế
– Giấy CMND, hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên công ty
5 bước thành lập doanh nghiệp chế xuất
> Bước 4: Đăng thông báo thành lập doanh nghiệp chế xuất
Sau khi được cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, công ty cần tiến hành thông báo. Việc thông báo lên cổng thông tin quốc gia cần có các nội dung: giấy chứng nhận ĐKKD, ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông sáng lập và danh sách nhà đầu tư nước ngoài (áp dụng với loại hình công ty cổ phần)
> Bước 5: Tiến hành thực hiện con dấu, chữ ký số doanh nghiệp
Doanh nghiệp xin con dấu của cơ quan thuế sau đó sẽ tiến hành khắc dấu tại đơn vị có quyền cấp phép.
Những quyền lợi của công ty khi thành lập doanh nghiệp chế xuất
Là một trong những loại hình doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước do tính chất hoạt động đặc biệt. Thành lập khu chế xuất, bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi:
– Hưởng mức thuế thu nhập thấp
Theo điều 19 khoản 4 thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp chỉ chịu thuế suất 17% trong vòng 10 năm.
Theo thông tư 151/2014?TT-BTC, điều 6, doanh nghiệp được miễn thuế trong 2 năm đầu tiên. Được giảm 50% mức thuế phải nộp trong 4 năm liền kề kế tiếp đó.
– Quyền lợi về miễn tiền thuê đất
Theo nghị định 46/2014/NĐ-CP, điểm b, khoản 3 điều 19, doanh nghiệp chế xuất được miễn tiền thuê đất trong 7 năm liền cho dự án đầu tư,
Nội dung tư vấn trong bài viết dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực tại thời điểm viết bài. Thời điểm Quý độc giả tiếp cận bài viết, các văn bản pháp luật trên có thể đã được thay đổi, bổ sung hoặc hết hiệu lực.
Do đó, Quý độc giả có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài 088 880 2358 hoặc email info@startupland.vn để cập nhật tin tức/thông tin/VBPL mới nhất.
Trân trọng!
Leave A Comment